Phiên giao dịch ngày 4/12, dòng tiền "chảy" mạnh vào nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán, rồi nhanh chóng lan sang nhóm ngân hàng, bất động sản, xây dựng... Kết quả, hàng trăm mã cổ phiếu tăng giá. Có thể kể đến các mã tăng giá tiêu biểu như: VIX tăng gần 6,6%, VND tăng 6,3%, SSI tăng 5%, SHS tăng gần 6%, PDR tăng 5%, DIG tăng 5,7%,...
Kết phiên, chỉ số VN-Index tăng 18 điểm (tăng 1,66%) lên 1.120,49 điểm. Thanh khoản trên trên cả 3 sàn tăng mạnh, tương ứng giá trị hơn 28.196 tỷ đồng.
Phiên giao dịch hôm nay (5/12), Chứng khoán Vietcap (VCI) dự báo VN-Index có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh giảm từ kháng cự tại 1.123 điểm để kiểm định lại đường MA200 tại 1.117 điểm vừa vượt qua.
Nếu lực bán không mạnh và được hấp thụ tốt bởi lực cầu, giúp VN-Index đóng cửa phía trên MA200, chỉ số có cơ hội tiếp tục tăng ở những phiên sau đó, hướng lên vùng 1.155 điểm. Ngược lại, nếu VN-Index bị bán mạnh xuống và đóng cửa dưới mốc 1.117 điểm, tín hiệu đảo chiều giảm một lần nữa sẽ xuất hiện.
Chứng khoán AIS nhận định, chỉ số VN-Index ngày 4/12 xuất hiện phiên bùng nổ theo đà khi diễn biến tích cực cả về điểm số và thanh khoản. Cùng trong phiên này, chỉ số đã chinh phục thành công kháng cự MA200 ngày.
Trên khung đồ thị ngày, chỉ báo RSI dù chưa thoát khỏi vùng trung tính nhưng đang có sự cải thiện tích cực hơn. Có thể chỉ số sẽ xuất hiện nhịp chỉnh nhẹ để kiểm nghiệm lại đường MA200 ngày một lần nữa trước khi hướng lên vùng 1.130 điểm.
Với hoạt động đầu tư ngắn hạn, AIS khuyến nghị nhà đầu tư tận dụng những nhịp chỉnh trong phiên để giải ngân mua mới cho hoạt động lướt T+. Trong đó ưu tiên những nhóm thu hút dòng tiền như chứng khoán, bất động sản, đầu tư công…
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) thì nhận xét lực cầu gia tăng mạnh từ đầu phiên giao dịch ngày 4/12 và duy trì sự áp đảo với thanh khoản lớn cho thấy sự hưng phấn của phe mua trong hầu hết phiên giao dịch, đồng thời giúp cho VN-Index có mức đóng cửa trên đường MA200 ngày.
Nhiều khả năng chỉ số sẽ tiếp tục quán tính tăng điểm lên quanh vùng đỉnh ngắn hạn 1.150 (+/-10) điểm trước khi gặp áp lực điều chỉnh đáng kể trở lại.
Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục sớm và chỉ trải lệnh mở mua với tỷ trọng nhỏ quanh ngưỡng hỗ trợ gần 1.080 (+/-15) điểm.
Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), các nhà đầu tư có thể giải ngân đối với những nhóm ngành đang có xu hướng thu hút lực cầu tốt và cho tín hiệu bứt phá khỏi khu vực kháng cự hoặc đang trên xu hướng phục hồi như chứng khoán, bất động sản, ngân hàng.
Phiên giao dịch hôm nay (5/12), Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) khuyến nghị mua cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Quan điểm đầu tư, lợi nhuận trước thuế quý III/2023 của VCB tăng +19,6%n/n lên 9.051 tỷ đồng chủ yếu nhờ chi phí dự phòng giảm (-46%n/n) và chi phí hoạt động giảm (-18%n/n). Trong khi đó, tổng thu nhập hoạt động (TOI) giảm nhẹ -5,6%n/n.
KIS duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu VCB với giá mục tiêu là 100.000 đồng/CP, tiềm năng tăng giá +18% như báo cáo ban đầu (ngày 23 tháng 10 năm 2023). KIS tin rằng, VCB có thể có triển vọng sinh lời vững chắc nhờ vào việc không chịu nhiều áp lực về tăng chi phí dự phòng rủi ro trong giai đoạn khó khăn của ngành và NIM cải thiện khi không thực hiện vay các gói giảm lãi suất trong giai đoạn thị trường phục hồi.
Chứng khoán BIDV (BSC) thì khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FPT của Công ty CP FPT.
Theo BSC, năm 2023 báo FPT ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số lần lượt đạt 52.880 tỷ đồng (tăng 20,2% so với năm trước) và 6.334 tỷ đồng (tăng trưởng 19,3%), thay đổi lần lượt -0,4%/-1% so với báo cáo trước đó, và tương đương EPS FW 2023 = 4.895 đồng/cp, PE FW 2023 = 18,5.
Năm 2024, BSC dự báo FPT ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số lần lượt đạt 63.710 tỷ đồng (+20,5% yoy) và 7.628 tỷ đồng (+20,4% yoy), thay đổi lần lượt -0,2%/-1% so với báo trước đó, và tương đương EPS FW 2024 = 5,896, PE FW 2024 = 15 lần.
Quan điểm đầu tư: Định giá hấp dẫn để mua vào khi FPT đang được giao dịch ở mức P/E FW 2024 = 15 lần thấp hơn tương đối so với giai đoạn có cùng tăng trưởng 18 – 19 lần.
Triển vọng tăng trưởng 20% trong 2024, với động lực chính đến từ khối công nghệ tăng trưởng 24% và khối giáo dục tăng 32%, trong đó:
Thị trường Nhật Bản/APAC tăng 30% nhờ (i) nhu cầu đầu tư công nghệ thông tin lớn (ii) khối lượng công việc gia tăng khi tệp khách hàng và thị phần được mở rộng nhờ chất lượng dịch vụ tốt và giá thành cạnh tranh so với đối thủ.
Thị trường Mỹ tăng 30% nhờ (i) FPT tăng sự hiện diện và lợi ích cộng hưởng thông qua hai thương vụ M&A mới trong 2023 (ii) quy mô thị trường lớn (2.000 tỷ USD/năm)
Khối giáo dục tăng 32% nhờ (i) nhu cầu nhập học lớn (ii) chương trình học phù hợp xu thế thu hút học sinh/sinh viên (iii) FPT duy trì mở rộng các điểm trường.
Khối viễn thông tăng trưởng 10% nhờ (i) PayTV, khác tăng 15% (ii) Băng thông rộng cố định tăng 5%.
So với báo cáo trước đó, BSC duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu FPT, giá mục tiêu 108.000 đồng/CP (tương đương upside +19% so với giá đóng cửa ngày 1/12/2023) dựa trên: (1) năm định giá cơ sở là năm 2024 nhằm phản ánh triển vọng duy trì đà tăng trưởng mạnh tại thị trường Nhật Bản, APAC và kỳ vọng hồi phục tại thị trường Mỹ (2) P/E mục tiêu = 18 lần tương đương giai đoạn có cùng tăng trưởng.
VIB vừa được xác nhận kỷ lục quốc gia là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cho phép khách hàng tự thiết kế hình ảnh in trên thẻ tín dụng với công nghệ Gen AI.
Dù ứng cử viên nào sẽ trở thành tân Tổng thống Mỹ, quan hệ thương mại, đầu tư và kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục phát triển dựa trên những kết quả đã tích lũy được, theo các chuyên gia.
Sạu khi Commonwealth Bank of Australia (CBA) thoái vốn, ông Hồ Vân Long - Phó tổng giám đốc VIB thông báo mua 3 triệu cổ phiếu nội bộ VIB. Các giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 07/11 đến hết ngày 6/12/2024 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Thị trường chứng khoán "thấp thỏm" khi các nhà đầu tư thận trọng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và những hậu quả tiềm tàng đối với nền kinh tế toàn cầu.
Sau 9 tháng đầu năm nay, số dư nợ xấu của "ông lớn" BIDV trong nhóm 4 ngân hàng hàng đầu Big 4 tăng 49,3% so với cùng kỳ năm ngoái. BIDV đang đứng đầu danh sách các ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất sau 3 quý.
Tập đoàn SCG từ Thái Lan phải nâng cấp tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) trị giá 5 tỷ USD ở Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bằng 700 triệu USD đầu tư thêm để tăng sức cạnh tranh và chờ tình hình thị trường thuận lợi.