Tuần qua, VN-Index đóng cửa tại mốc 1.255,1 điểm, tương đương mức giảm mạnh 2,3% so với cuối tuần trước; chỉ số HNX-Index và UPCoM- Index cũng đồng loạt giảm 1,2% và 1,0% xuống mức 239,7 và 90,7 điểm. Thanh khoản trên sàn HoSE đạt 127.065 tỷ đồng, tăng 12,4% so với tuần trước, đã cải thiện trở lại khi Công ty CP Chứng khoán VNDirect đã kết nối với các sở giao dịch.
Đáng chú ý, lực bán ròng từ nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là yếu tố tác động tiêu cực đến thị trường. Trong tuần qua, khối ngoại đã bán ròng 15.681 tỷ đồng, đây là tuần bán ròng thứ 7 liên tiếp của khối ngoại.
Mở đầu tuần mới, phiên giao dịch hôm nay (8/4), Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) nhận định, VN-Index điều chỉnh sau 3 tuần tăng điểm liên tiếp và vẫn trong kênh tích lũy 1.250 điểm - 1.300 điểm, thời gian tích lũy khả năng sẽ nhiều hơn so với kỳ vọng.
Nhà đầu tư ngắn hạn và trung hạn có thể giải ngân nếu thị trường có tín hiệu phục hồi trong tuần tới, trong trường hợp tiêu cực VN-Index thủng hỗ trợ 1.250 nhà đầu tư ngắn hạn cần hạn chế giải ngân vì VN-Index sẽ bước vào nhịp giảm ngắn hạn.
Chứng khoán VNDirect thì đánh giá, thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần điều chỉnh đáng kể trước lo ngại về rủi ro tỷ giá đang gia tăng.
Cụ thể, trước áp lực DXY mạnh lên, tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng đã vượt đỉnh lịch sử và hướng tới mốc 25.000 đồng. Tính từ đầu năm, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng đã tăng trên 2% chỉ trong vòng 3 tháng.
Điều này còn gây quan ngại khi NHNN nhà nước đã liên tục hút ròng hơn 170.000 tỷ đồng kể từ ngày 11/3 thông qua kênh OMO tuy nhiên chưa kìm hãm được đà tăng của tỷ giá. Diễn biến này đã tác động không nhỏ tới tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và kích hoạt đà bán ra trong tuần vừa qua.
Hiện chỉ số VN-Index đang trong quán tính giảm ngắn hạn và có thể điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.230 điểm (+/-10 điểm). Tuy vậy, nhà đầu tư chưa nên vội bắt đáy trong bối cảnh sức nóng tỷ giá chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và biến động thị trường đang ở mức lớn.
"Nhà đầu tư cần kiên nhẫn quan sát lực cầu của thị trường ở vùng hỗ trợ quanh 1.230 điểm cũng như chờ đợi thị trường xác lập vùng cân bằng ngắn hạn trước khi đưa ra quyết định giải ngân mới. Ngược lại, đối với nhà đầu tư có tỷ lệ đòn bẩy cao, cần tuân thủ kỷ luật và canh các nhịp hồi phục để hạ tỷ trọng đòn bẩy nhằm kiểm soát rủi ro danh mục đầu tư", chuyên gia VNDirect khuyến nghị.
Chứng khoán Vietcap (VCSC) nâng giá mục tiêu thêm 12% và duy trì khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MSN của Công ty CP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN).
Theo VCSC, đơn vị này duy trì quan điểm cho rằng các mảng kinh doanh tiêu dùng đa dạng, hàng đầu của MSN sẽ được hưởng lợi từ đà tăng trưởng tiêu dùng tại Việt Nam trong dài hạn. Trong giai đoạn 2023-26, VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mảng bán lẻ tiêu dùng của MSN (tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của MCH, WCM, PL và MML) là 18%.
Ngoài ra, VCSC kỳ vọng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của MHT sẽ phục hồi từ khoản lỗ 92 tỷ đồng vào năm 2023 lên lợi nhuận 918 tỷ đồng vào năm 2024 và sau đó tăng trưởng với CAGR lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 7% trong giai đoạn 2024-26 khi hoạt động nổ mìn của MHT khởi động lại trong năm nay.
VCSC nâng giá mục tiêu do 3 yếu tố sau. Đầu tiên, VCSC điều chỉnh tăng định giá của MCH thêm 10% nhờ lợi nhuận và số dư tiền mặt tốt hơn dự kiến trong bối cảnh ngành tiêu dùng gặp nhiều thách thức trong năm 2023.
Thứ hai, VCSC tăng định giá của WCM thêm 18% khi giảm 1 điểm % đối với tỷ lệ chiết khấu xuống 14% do VCSC tin tưởng hơn vào khả năng đóng góp lợi nhuận hoạt động bền vững của WCM cho công ty mẹ từ năm 2024.
Cuối cùng, VCSC điều chỉnh khoản nợ ròng tại cấp tổng công ty (Holdco) vào cuối năm 2023 trong định giá theo phương pháp tổng của từng phần (SoTP) của MSN giảm 10%, chủ yếu là do VCSC đưa khoản lợi nhuận dự báo là 1,1 nghìn tỷ đồng từ cổ tức tiền mặt hàng năm của TCB (20% thuộc sở hữu của MSN) vào định giá năm 2024.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thì khuyến nghị mua cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu với giá mục tiêu 32.300 đồng/cổ phiếu.
Theo VDSC, Ngân hàng ACB mới đây đã đưa ra kế hoạch tương đối thận trọng cho năm 2024 tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên. Tổng tài sản dự báo tăng trưởng 12%, đạt xấp xỉ 805.050 tỷ đồng.
Ngân hàng này cho biết trong quý I/2024, lợi nhuận trước thuế sơ bộ đạt 4.900 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ chủ yếu do ảnh hưởng của các nguồn thu ngoài lãi đặc biệt là phí bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng và hoàn nhập dự phòng cao trong quý I/2023. Kết quả trên hoàn thành 22,27% kế hoạch năm 2024.
Trong khi đó, với mức lợi nhuận trước thuế trên, VDSC ước tính thu nhập lãi thuần của ACB tăng trưởng khoảng 12,6% so với cùng kỳ, lên 7.000 tỷ đồng khi tăng trưởng tín dụng đạt 3,7% từ đầu năm đến nay và biên lãi ròng tăng 20 điểm cơ bản.
Cả năm 2024, VDSC dự phóng lợi nhuận trước thuế của ACB ở mức 23.059 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Do đó, VDSC khuyến nghị mua cổ phiếu ACB với giá mục tiêu 32.300 đồng/cổ phiếu.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.
Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.