Đề xuất nhà đầu tư không phải bố trí quỹ đất 20% khi làm nhà ở xã hội tại TP.HCM
Gia Linh
14/05/2025 7:00 PM (GMT+7)
Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội tại TP.HCM hạn chế, UBND TP.HCM vừa đề xuất cho phép chủ đầu nhà ở thương mại không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án.
TP.HCM đề xuất không phải bố trí 20% quỹ đất dự án nhà ở xã hội
Theo
đề án của Chính phủ về "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ biệt thự cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, giai đoạn
2021-2030" (Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ),
TP.HCM được giao chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030 là 69.700 căn
(trong đó giai đoạn 2021-2025 là 26.200 căn, giai đoạn 2026-2030 là 43.500 căn).
Tuy nhiên, nguồn
cung nhà ở xã hội tại TP.HCM vẫn đang rất khiêm tốn. Đến
nay, thành phố mới hoàn thành 6 dự án với quy mô 2.745 căn hộ. Để thực hiện mục
tiêu đã đăng ký, năm 2025, TP.HCM
phải hoàn thành 3 dự án với quy mô 2.316 căn; dự kiến khởi công 8 dự án quy mô
8.000 căn và chấp thuận chủ trương đầu tư cho 5 dự án quy mô khoảng 20.000 căn.
Trước tình hình trên, UBND
TP.HCM vừa kiến nghị
Ban Thường vụ Đảng ủy UBND thành phố chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng. Theo đó, thành phố cho phép chủ đầu nhà ở
thương mại không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án để xây nhà ở xã hội. Thay
vào đó, các chủ đầu tư sẽ được đóng tiền tương đương tổng giá trị quỹ
đất trên hoặc bố trí nhà ở xã hội tại các vị trí khác.
Dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM rất khan hiếm. Ảnh: Gia Linh
UBND TP.HCM cho biết quy định trên áp dụng
cho các dự án có một số đặc thù. Cụ
thể: quy
hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của dự án không có đất ở là chung cư; quy hoạch chi
tiết tỷ lệ 1/500 của dự án chỉ có một khối chung cư hoặc nhiều khối nhưng chung
khối đế; diện tích 20% đất dành cho nhà ở xã hội trong dự án không đủ để tách
thành dự án độc lập.
Trước đó, theo đề xuất của Sở Xây dựng TP.HCM,
Luật Nhà ở 2023 và Nghị định 100/2024 đã cho phép ba hình thức thực hiện nghĩa
vụ nhà ở xã hội, gồm bố trí quỹ đất trong dự án, bố trí quỹ đất tại khu vực
khác, hoặc đóng tiền. Việc lựa chọn phương án cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định.
Hiện nay đã không còn quy định quy mô dự án nhà ở thương mại phải dành quỹ đất ở
phát triển nhà ở xã hội.
Đồng thời, là đô thị loại
đặc biệt, TP.HCM
chỉ phát triển nhà ở xã hội theo loại hình chung cư, không có nhà ở riêng lẻ. Vì thế, Sở Xây dựng cho rằng
việc không bố trí quỹ đất 20% trong các dự án thương mại được đánh giá là phù hợp.
Cũng liên quan đến vấn đề
phát triển nhà ở xã hội, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề xuất gỡ vướng cho 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội
trong các dự án thương mại. Hiệp hội cho rằng việc triển khai nhà ở xã hội trên quỹ
đất 20% của dự án nhà thương mại cao cấp sẽ khó khả thi vì giá bán có thể lên rất
cao, vượt khả năng tài chính của nhóm mua nhà ở xã hội.
Qua đó, HoREA cho rằng nên cho phép chủ đầu tư đóng tiền hoặc bố trí quỹ đất ở vị trí
khác. TP.HCM
sẽ sử dụng nguồn thu này để tạo lập quỹ đất tại các khu vực phù hợp, từ đó phát
triển nhà ở xã hội đúng đối tượng và với giá hợp lý hơn.
Thống đốc Bangkok Chadchart Sittipunt cho biết, việc lắp đặt hệ thống tín hiệu giao thông thông minh tại 72 ngã tư chính ở Bangkok đã giúp giảm tình trạng chậm trễ giao thông trung bình từ 10-41%.
Thời gian qua, giá thuê nhà phố tại TP.HCM có xu hướng sụt giảm. Để giữ chân khách thuê, các chủ nhà bắt buộc phải hạ giá hoặc đưa ra các chính sách thanh toán linh hoạt.
Thống đốc Bangkok Chadchart Sittipunt cho biết, việc lắp đặt hệ thống tín hiệu giao thông thông minh tại 72 ngã tư chính ở Bangkok đã giúp giảm tình trạng chậm trễ giao thông trung bình từ 10-41%.
Thời gian qua, giá thuê nhà phố tại TP.HCM có xu hướng sụt giảm. Để giữ chân khách thuê, các chủ nhà bắt buộc phải hạ giá hoặc đưa ra các chính sách thanh toán linh hoạt.