Trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và cả thế giới đang nỗ lực phục hồi du lịch sau đại dịch Covid-19, kết quả mới nhất từ WEF cho thấy những bước lùi của Việt Nam.
TTDI năm 2024 là một báo cáo tổng hợp gồm 5 nhóm với 17 chỉ số đánh giá về năng lực phát triển ngành du lịch và lữ hành của 119 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các chỉ số này được tính toán từ nhiều chỉ số nhỏ hơn.
Theo báo cáo này, Việt Nam đứng thứ 59/119 với điểm trung bình 3,96/7. Hai năm trước, Việt Nam đứng thứ 52/117 với điểm trung bình 4,1/7.
Chỉ số có điểm thấp nhất của du lịch Việt Nam là hạ tầng dịch vụ du lịch (2,2 điểm, hạng 80/119) - là điểm thấp nhất trong 5 nhóm chỉ số chính của TTDI. Bên cạnh đó, chỉ số về mức độ ưu tiên cho du lịch và lữ hành đạt 3,63 điểm, xếp hạng 98/119.
Chỉ số xếp hạng thấp nhất của Việt Nam là Tác động kinh tế xã hội của ngành du lịch, đạt 2,95 điểm, xếp gần cuối bảng ở vị trí 115/119. Chỉ số này đo lường tác động kinh tế và xã hội của ngành du lịch và lữ hành, bao gồm đóng góp cho ngành kinh tế, sự cung cấp việc làm thu nhập cao và bình đẳng giới trong lực lượng lao động.
Trong khu vực Đông Nam Á hiện nay theo WEF, Việt Nam xếp sau Singapore (hạng 13), Indonesia (hạng 22), Malaysia (hạng 35) và Thái Lan (hạng 47), nhưng cao hơn Philippines (ở hạng 69), Campuchia (hạng 86) và Lào (hạng 91).
Điểm sáng của du lịch Việt Nam hiện nay, theo báo cáo trên, là giá cả cạnh tranh: Được đánh giá cao với vị trí thứ 16. Về an ninh và an toàn du lịch, Việt Nam đứng thứ 23.
Ngoài ra, Việt Nam cũng ghi điểm với các chỉ số thuộc nhóm tài nguyên du lịch và lữ hành, bao gồm tài nguyên thiên nhiên (hạng 26), tài nguyên văn hóa (hạng 28) và tài nguyên khác ngoài giải trí-nghỉ dưỡng (hạng 38).
Tuy nhiên, tác động kinh tế xã hội của ngành du lịch Việt Nam cũng được đánh giá thấp với chỉ số 2,95 điểm, xếp hạng 115/119, chỉ cao hơn Lào và Myanmar.
Ngày 5/1/2024, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, trong đó có mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu thứ hạng TTDI của WEF tăng ít nhất 2 bậc.
Mục tiêu cụ thể năm 2024 bao gồm nâng xếp hạng nhóm chỉ số mức độ ưu tiên cho du lịch và lữ hành lên ít nhất 5 bậc; nâng xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng dịch vụ du lịch lên ít nhất 3 bậc.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).
Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.
Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo, cà phê và điều đến nhiều thị trường thế giới, Việt Nam phải nhập khẩu thêm những nông sản này để làm nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm xuất khẩu.
Trong bối cảnh lạm phát giảm và đồng Việt Nam tăng giá, ngân hàng quốc tế Standard Chartered dự báo Ngân hàng Nhà nước có khả năng sẽ không tăng lãi suất.
Người dân Thủ đô và du khách sẽ có trọn vẹn tháng 10 để khám phá và hồi tưởng lại một phần ký ức thời bao cấp với hình ảnh tàu điện leng keng, xe đạp cũ kỹ, quạt tai voi, tivi cổ… Những hoạt động ý nghĩa trên nằm trong chuỗi sự kiện Hà Nội – Chạm miền ký ức tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đến hết tháng 9, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 85,9% kế hoạch năm 2024.