Bạn không cần là người chăm đọc tin tức mới biết Gen Z đang là thế hệ lên ngôi, dần chiếm lấy vị trí khách hàng cần quan tâm đặc biệt của các ông chủ doanh nghiệp từ thế hệ Millennials. Gen Z khác xa so với Millennials, lại càng khác biệt hơn nhiều với thế hệ trước bởi họ sinh ra trong thời đại kỹ thuật số và dám thể hiện cá tính.
Nói cách khác, nếu doanh nghiệp vẫn muốn kiếm tiền từ Gen Z, họ phải thay đổi hầu hết chiến lược kinh doanh, các thông điệp quảng cáo hay thuật toán từ các nền tảng mạng xã hội mà họ đang áp dụng với những người sinh từ năm 1995 đổ về trước.
Theo báo cáo của Hubspot, mặc dù phần đông Gen Z vẫn đang kiếm được những đồng tiền lương đầu tiên, chuẩn bị vào đại học hoặc mới tham gia thị trường lao động, song các nghiên cứu chỉ ra thế hệ này mua sắm và tiêu tiền nhiều hơn so với thế hệ trước. Với sức mua hơn 340 tỷ đô la trên phạm vi toàn cầu, thế hệ Gen Z được kỳ vọng sẽ làm rung chuyển ngành bán lẻ.
Mặc dù Gen Z chi tiền nhiều hơn nhưng họ có phải người tiêu xài hoang phí?
Thật đáng tiếc cho các chủ doanh nghiệp bởi các nghiên cứu cho thấy Gen Z là những người tiêu dùng ngày càng thông minh. Họ không dễ tin theo các chiêu trò tiếp thị hay chịu ảnh hưởng bởi các thuật toán từ mạng xã hội - những thuật toán được tạo bởi người sáng lập nền tảng để giúp các chủ doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn.
Nói đơn giản, Gen Z chi nhiều tiền nhưng họ cân nhắc kỹ lưỡng quyết định mua.
Mặt khác, suy nghĩ "anti marketing" của Gen Z với các chiến dịch của thương hiệu cũng thúc đẩy doanh nghiệp trên toàn cầu không ngừng nỗ lực để thích ứng với nhịp sống của giới trẻ, thay vì đăng các bài quảng cáo lặp đi lặp lại thông điệp nhàm chán như "sản phẩm của chúng tôi có hợp tác với người nổi tiếng", "mặt hàng này được mua 1 tặng 1, đừng bỏ lỡ chúng"...
Thói quen cân nhắc kỹ lưỡng của Gen Z trước khi mua hàng được ảnh hưởng bởi sự phát triển của công nghệ số trong quá trình trưởng thành của họ.
Gen Z là thế hệ lớn lên cùng chiếc điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị công nghệ khác. Thậm chí nếu bạn phỏng vấn bất kỳ một Gen Z, nhiều người sẽ thẳng thừng cho hay họ chưa hình dung được về một ngày mà họ không thể lên mạng, kết nối wifi hay mua sắm online.
Theo đó, những người trẻ sinh ra trong thời kỳ này có khả năng tiếp thu, sàng lọc và phân tích thông tin mạnh mẽ. Và đặc điểm này cũng được phản ánh trong quá trình tiêu dùng của họ.
Khi mua một sản phẩm, điều đầu tiên họ làm là tìm kiếm "thông tin bên ngoài". Nó đã trở thành hoạt động thường xuyên để họ xem xét sản phẩm từ các nền tảng khác nhau, xem ý kiến của người mua trước và hỏi thăm ý kiến từ người thân, bạn bè.
Trả lời trên China Daily, Francis - sinh viên tốt nghiệp tại một trường đại học ở TP. Thượng Hải (Trung Quốc) chia sẻ: "Tôi có rất nhiều ứng dụng mua hàng trực tuyến trên điện thoại. Ngày nay bạn có thể mua được bất kỳ thứ gì mình muốn từ các trang thương mại điện tử. Và khi cần mua gì, tôi sẽ xem qua sản phẩm trên toàn bộ ứng dụng. Tôi sẽ đánh giá về giá tiền, feedback (phản hồi) của người mua trước".
Với một chiếc điện thoại, Gen Z có thể tìm kiếm về đánh giá sản phẩm dễ dàng từ YouTube, TikTok, Facebook... Đó là chưa kể, họ còn có thể tìm hiểu thông tin hay phản hồi về sản phẩm từ người thân, bạn bè ngoài đời thực.
Do đó sẽ chẳng khó hiểu khi một thương hiệu lớn tung sản phẩm dở tệ trong chiến dịch mới nhất có thể lọt vào "mắt xanh" của Gen Z. Bởi lẽ bất kỳ một lời chê bai nào về sản phẩm cũng nhanh chóng được phơi bày trên mạng xã hội trực tuyến, từ đó lọt đến tai Gen Z.
Cũng theo báo cáo từ Hubspot, Gen Z vẫn có sự nhạy cảm về giá khi mua sản phẩm, song họ sẽ chú trọng nhiều hơn đến việc mua hàng hóa mang lại cho họ giá trị tốt nhất. Họ không ngại mua mặt hàng đắt tiền hơn, miễn chúng đem lại chất lượng tốt hơn so với sản phẩm có cùng công năng.
Xu hướng tiêu dùng này đến từ việc Gen Z là thế hệ thích nâng cao chất lượng đời sống, thay vì chăm chăm bỏ tiền tiết kiệm để đầu tư cho tương lai. Mặt khác số đông Gen Z cho rằng việc mua sản phẩm đắt đỏ nhưng chất lượng cao sẽ giúp họ tiết kiệm ví tiền.
Xu hướng tiêu dùng này đã thúc đẩy các doanh nghiệp thay thế dần những từ khóa "giảm giá" thành "mặt hàng chất lượng", "sản phẩm bền vững" trong các chiến dịch truyền thông. Điều này cũng tạo động lực để các ông lớn phải không ngừng nỗ lực để mang lại sản phẩm tốt nhất. Bởi giống như đã nói ở trên, thông tin về sản phẩm có chất lượng dở tệ đều dễ dàng đến tai Gen Z, từ đó ngăn chặn họ triệt để bấm vào nút mua hàng.
Ở diễn biến khác, nhiều chủ doanh nghiệp nhận định Gen Z là thế hệ đầu tiên mà họ thêm từ "cá tính" vào việc nghiên cứu nâng cao sản phẩm để tiếp cận đối tượng này.
Sẽ thật sai lầm khi cho rằng Gen Z chỉ mua mặt hàng giá rẻ hay đến từ các thương liệu lớn. Họ mua sản phẩm thể hiện được cá tính, giúp họ trở nên khác biệt và nói lên tiếng nói của mình.
Ví dụ, bạn có thể thấy xu hướng tiêu dùng này khi các thương hiệu nhỏ hoặc local brand hoạt động trong lĩnh vực thời trang với chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với thương hiệu lớn, lại trở thành người bạn được yêu thích của Gen Z. Bởi, các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ này thường nắm bắt chính xác tâm lý Gen Z hơn các ông lớn. Họ biết Gen Z đang theo đuổi thần tượng nào, thích câu khẩu hiệu ra sao, đam mê triết lý gì... để đưa vào các thiết kế trang phục riêng. Việc nắm bắt đúng tâm lý khách hàng này rõ ràng hiệu quả hơn nhiều so với các báo cáo xu hướng tiêu dùng khô khan và thường nhận định sai lầm về thế hệ Gen Z cá tính.
Một xu thế khác nữa mà ông chủ doanh nghiệp có thể nghiên cứu để kỳ vọng Gen Z vung tiền mua sản phẩm của mình là thêm yếu tố "đạo đức" vào mặt hàng. Bởi lẽ, Gen Z ngày càng chú ý đến sản phẩm có thể giúp họ truyền đi thông điệp tích cực đến với cộng đồng.
Cụ thể hơn, họ sẽ ý thức mua quần áo có yếu tố bảo vệ môi trường, thay vì chỉ lao đầu mua mặt hàng thời trang nhanh - thứ trang phục đã được các nhà hoạt động xã hội nói đi nói lại rằng chúng có thể ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Hoặc nếu doanh nghiệp quảng bá họ sẽ trích một phần lợi nhuận để làm từ thiện hoặc trợ giúp người có hoàn cảnh khó khăn. Gen Z sẽ cân nhắc chi tiền cho mặt hàng vì họ nhận thấy giá trị tốt đẹp đằng sau việc mua sản phẩm.
Đến hết tháng 9, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 85,9% kế hoạch năm 2024.
Hiện tại, tiểu thương chợ Mỹ Bình, chợ Long Xuyên (tỉnh An Giang) bán lẻ cá chạch lấu sông loại 1 (nặng ba lạng rưỡi trở lên) từ 450.000-500.000 đồng/kg. Đây là loại cá sông, cá đặc sản vùng đầu nguồn sông Hậu ở An Giang.
Được kỳ vọng trở thành khu thể dục thể thao hiện đại bậc nhất TP.HCM, nhưng Khu Liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch vẫn còn dở dang, được người dân tận dụng làm ao nuôi cá.
Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản đang biến động mạnh.
Ngành đường sắt đã chính thức mở bán vé tàu Tết 2025. Theo đó, giá vé năm nay tăng bình quân từ 4% đến 5% so với cùng kỳ Tết 2024 (tùy vào từng cung chặng, thời điểm và mác tàu khác nhau).
Kết luận buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM hôm 5-10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết qua báo cáo của TP.HCM và các ý kiến của Đảng Đoàn Quốc hội cùng các bộ, ngành, nhìn chung đoàn công tác đồng tình với các đề xuất, kiến nghị của thành phố.