Thứ năm, 25/04/2024

HoREA phản bác nhiều đề xuất “mạnh tay” của Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến đấu giá đất

28/04/2022 4:00 PM (GMT+7)

Theo HoREA, trường hợp người tham gia đấu giá tự ý bỏ khoản tiền đặt trước và từ chối tham gia đấu giá thì “sẽ phải bồi thường cho Nhà nước thêm một khoản tiền bằng giá trị tiền đặt trước” là chưa có căn cứ pháp luật…

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, bao gồm Nghị định số 43 ngày 15/5/2014.

Tại dự thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bổ sung thêm Điều 17a về Đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Trong đó có những đề xuất "mạnh tay" với các trường hợp trúng đấu giá nhưng tự ý hủy kết quả, không nộp tiền, không đưa đất vào sử dụng…

HoREA phản bác nhiều đề xuất “mạnh tay” của Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến đấu giá đất - Ảnh 1.

Một trong 4 lô đất được đem đi bán đấu giá ở Thủ Thiêm hồi cuối năm 2021. Ảnh: Quang Duy

Tuy nhiên, góp ý kiến về "đấu giá quyền sử dụng đất" tại Điều 17a Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai - gửi Thủ tướng Chính phủ - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã chỉ ra nhiều bất cập trong dự thảo.

Từ chối tham gia đấu giá sẽ phải bồi thường là chưa có căn cứ?

Cụ thể, HoREA cho hay, nội dung khoản 3 Điều 17a "Dự thảo Nghị định" quy định: "Trường hợp người tham gia đấu giá tự ý bỏ khoản tiền đặt trước và từ chối tham gia đấu giá thì sẽ phải bồi thường cho Nhà nước thêm một khoản tiền bằng giá trị tiền đặt trước" là chưa có căn cứ pháp luật.

Nguyên nhân là Luật Đấu giá tài sản 2016 chỉ quy định người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong trường hợp đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá và không hề quy định  sẽ phải bồi thường cho Nhà nước thêm một khoản tiền bằng giá trị tiền đặt trước.

Ngoài ra, quy định này cũng chưa có căn cứ pháp luật, chưa phù hợp với khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định; không phù hợp với Điều 23 Nghị định 82/2020 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp và Nghị định số 91/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Hiệp hội nhận thấy điểm đ khoản 5 Điều 17a Dự thảo Nghị định chỉ được thực hiện theo bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án chứ không thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, mức phạt 50% giá trị quyền sử dụng đất trúng đấu giá và các chi phí đấu giá thường có giá trị rất lớn.

HoREA phản bác nhiều đề xuất “mạnh tay” của Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến đấu giá đất - Ảnh 2.

Lô đất 3.12 mà công ty Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) xin bỏ cọc. Ảnh: Quang Duy

"Đơn cử, giá trúng đấu giá của lô đất 3.12 Khu đô thị mới Thủ Thiêm lên đến 24.500 tỷ đồng, nếu áp dụng thì người tham gia đấu giá sẽ phải nộp khoản tiền lớn là 12.250 tỷ đồng và chi phí đấu giá.

Do đó, mức phạt này chỉ có thể thực hiện nếu được quy định trong Luật Đấu giá tài sản 2016 và pháp luật có liên quan, bởi khoản 3 Điều 51 Hiến pháp 2013 quy định "Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa" – ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA dẫn giải.

HoREA phản bác nhiều đề xuất “mạnh tay” của Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến đấu giá đất - Ảnh 3.

4 lô đất TP.HCM tổ chức bán đấu giá hồi cuối năm 2021. Ảnh: Hồng Trâm

Vì vậy, HoREA đề nghị bỏ quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 17a Dự thảo Nghị định. Trong trường hợp xem xét sửa đổi Luật Đấu giá tài sản 2016 và Nghị định số 82/2020, HoREA đề nghị, nếu có quy định xử phạt bổ sung thì chỉ nên áp dụng mức xử phạt buộc nhà đầu tư nộp khoản tiền bằng khoảng 10% giá trúng đấu giá trong trường hợp người trúng đấu giá không thực hiện kết quả trúng đấu giá, không thực hiện hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá không có lý do chính đáng.

"Không nên để mức phạt quá cao lên đến "50% giá trị quyền sử dụng đất trúng đấu giá" như đề xuất tại điểm đ khoản 5 Điều 17a Dự thảo Nghị định", ông Châu đề xuất.

"Cấm cửa" 5 năm với trường hợp bỏ đấu giá là quá dài

Ngoài ra, với đề xuất cấm tham gia đấu giá 5 năm với trường hợp người tham gia đấu giá tự ý bỏ khoản tiền đặt trước và từ chối tham gia đấu giá (Điểm e khoản 5 Điều 17a Dự thảo Nghị định quy định), HoREA cho rằng việc này "không có tác dụng với doanh nghiệp lôm côm".

"Việc cấm tham gia đấu giá một số năm có tác dụng răn đe đối với doanh nghiệp đàng hoàng, quan tâm xây dựng uy tín thương hiệu, tuy nhiên không có tác dụng đối với các doanh nghiệp "làm ăn lôm côm", doanh nghiệp mới do nhà đầu tư lập riêng để làm.

Trên thực tế, đã có những doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền sử dụng đất dù chỉ mới thành lập được vài tháng. 

Do đó, quy định cấm tham gia đấu giá 5 năm với các doanh nghiệp đàng hoàng, uy tín, tuân thủ pháp luật là quá dài", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, chia sẻ.

Vì vậy, HoREA đề xuất chỉ nên quy định thời hạn cấm tham gia khoảng 2 năm đối với trường hợp người tham gia đấu giá tự ý bỏ khoản tiền đặt trước và từ chối tham gia đấu giá, hoặc không thực hiện kết quả đấu giá, không thực hiện hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Ngôi nhà được gia chủ ví như một khu nghỉ dưỡng tại gia, là nơi "chữa lành" cho tâm hồn khi mọi không gian được bao quanh bởi cây xanh, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Tổ chức Quốc tế Skytrax vừa công kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024; trong đó, Việt Nam có 2 Cảng hàng không được vinh danh trong “Top 100 sân bay tốt nhất thế giới” là Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Đà Nẵng.

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương xem dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, giai đoạn 2024 - 2030, góp phần chuyển dịch tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%.

Lý do lãnh đạo tỉnh Đồng Nai ra thời hạn cho Tổng Công ty Tín Nghĩa

Lý do lãnh đạo tỉnh Đồng Nai ra thời hạn cho Tổng Công ty Tín Nghĩa

UBND tỉnh Đồng Nai không thể để Tổng Công ty Tín Nghĩa tiếp tục làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án nhiệt điện LNG đầu tiên tại Việt Nam – nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 tại Đồng Nai. Theo kế hoạch, Nhơn Trạch 3 và 4 sẽ lần lượt vận hành vào cuối năm 2024 và giữa năm 2025.