Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM) vừa thông báo nội dung cuộc họp về việc phối hợp khảo sát và thống nhất vị trí xây dựng công trình kết nối phố đi bộ Nguyễn Huệ với công viên Bạch Đằng (quận 1) dành cho khách bộ hành.
Theo Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ TP.HCM, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) khu trung tâm hiện hữu TP.HCM (930ha) có nội dung “Mở rộng không gian đô thị về phía sông Sài Gòn: Tổ chức các không gian công cộng liên hoàn dọc bờ Tây sông Sài Gòn. Dành mặt đất đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ Hàm Nghi đến Công trường Mê Linh) cho không gian đi bộ và xe điện; chuyển giao thông cơ giới xuống đường ngầm bên dưới kết hợp với bãi xe ngầm”.
Tuy nhiên, các công trình cầu vượt hoặc hầm chui dành cho người bộ hành ở khu vực trên chưa được đề cập trong quy hoạch chung được duyệt. Do đó, các đơn vị dự họp đã thống nhất trong giai đoạn hiện nay khi chưa triển khai theo quy hoạch được duyệt, thì cần nghiên cứu phương án xây dựng cầu vượt bộ hành và nên được ưu tiên xem xét. Bởi, việc xây dựng hầm chui sẽ vướng quy hoạch hệ thống hầm chui giao thông dọc đường Tôn Đức Thắng trong tương lai.
Việc kết nối trục đường Nguyễn Huệ với công viên Bạch Đằng băng ngang đường Tôn Đức Thắng sẽ làm giảm tình trạng ùn ứ giao thông, giảm mức độ tiềm ẩn tai nạn giao thông do người đi bộ băng qua đường như hiện nay.
Trước mắt, vị trí xây cầu được các bên dự tính kết nối từ vỉa hè tuyến Nguyễn Huệ (phía đường Đồng Khởi) qua công viên Bạch Đằng. Ngoài ra, Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ sẽ khảo sát thêm vị trí khác trên tuyến để đề xuất Sở GTVT TP.HCM xem xét.
Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ sẽ tổng hợp ý kiến của các đơn vị về sự phù hợp quy hoạch, sự cần thiết đầu tư, phương án xây dựng, tính mĩ thuật của công trình.... và có phương án sơ bộ báo cáo Sở GTVT TP.HCM trước ngày 5/4.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc