Chiều 5/10, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) công bố hàng loạt các sai phạm tại Việt Nam của nền tảng xuyên biên giới TikTok.
Theo Bộ TT&TT, từ ngày 22/5/2023, Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam.
Đối tượng kiểm tra là 2 pháp nhân: Văn phòng đại diện TikTok Pte. Ltd tại TP.HCM (Văn phòng TikTok) và Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam (Công ty TikTok Việt Nam).
Đến 29/9, Bộ TT&TT đã hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm tra đối với hoạt động của TikTok tại Việt Nam.
Theo báo cáo, văn phòng TikTok và Công ty TikTok Việt Nam không trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam thông qua trang web TikTok.com và ứng dụng TikTok. Việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam do TikTok Pte.Ltd (TikTok Singapore) trực tiếp quản lý, vận hành.
Riêng sàn giao dịch thương mại điện tử do Văn phòng TikTok thực hiện thủ tục đăng ký thiết lập qua ứng dụng TikTok, theo ủy quyền của TikTok Singapore, nên phải liên đới chịu trách nhiệm với các hành vi vi phạm trong việc cung cấp dịch vụ này theo quy định của pháp luật Việt Nam.
TikTok Singapore không phải là đối tượng kiểm tra, nhưng lại là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, thông qua trang web TikTok.com và ứng dụng TikTok.
Các vi phạm của TikTok được chỉ ra như lưu trữ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam tại các máy chủ CDN tại Việt Nam. Cụ thể: Thông tin giả mạo, xuyên tạc, kích động bạo lực, kích động tệ nạn xã hội; thông tin gây hại cho trẻ em...
Quy trình kiểm duyệt nội dung chưa hiệu quả, để lọt nhiều nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam.
TikTok cũng không có biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; không gửi các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, không thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em và cũng không phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em... Những điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ.
TikTok cũng không tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá phân loại theo mức độ an toàn, cho phép trẻ dưới 13 tuổi mở tài khoản, dù nền tảng mạng xã hội chỉ dành cho người từ 13 tuổi trở lên.
Chưa áp dụng chính sách bảo vệ nội dung có bản quyền của người dùng.
Các hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cũng nhiều vi phạm, như chưa công bố thông tin về chủ sở hữu ứng dụng trên trang chủ của ứng dụng TikTok Shop theo quy định. Chưa lưu trữ đầy đủ thông tin người bán; chưa thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin về hàng hóa của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử...
Đoàn kiểm tra yêu cầu Văn phòng TikTok chịu trách nhiệm theo quy định đối với hoạt động cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử thông qua ứng dụng TikTok. Văn phòng TikTok phải được TikTok Singapore ủy quyền trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.
Đoàn kiểm tra cũng kiến nghị các Bộ, ngành tăng cường quản lý đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam của TikTok Singapore.
Cùng với đó, Bộ TT&TT phải có biện pháp xử lý, buộc TikTok Singapore khắc phục ngay các sai phạm. Cụ thể là gỡ bỏ 100% các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam, có giải pháp để ngăn chặn những nội dung vi phạm đã bị chặn gỡ được đăng tải lại.
Buộc TikTok bổ sung việc tuân thủ pháp luật Việt Nam vào Tiêu chuẩn cộng đồng. Nghiêm cấm đăng tải các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam, có các chế tài xử phạt, biện pháp xử lý nếu người dùng vi phạm.
Không sử dụng thuật toán để tạo xu hướng, hoặc đề xuất đến người dùng các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam, cấm hoàn toàn quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam và phối hợp cung cấp thông tin để xác minh, điều tra các hành vi vi phạm pháp luật thực hiện trên nền tảng TikTok.
Triển khai các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Yêu cầu cải thiện hệ thống kiểm duyệt nội dung (đặc biệt là với hình thức livestream), có giải pháp hạn chế tin giả, tin xấu, độc.
Yêu cầu ủy quyền kiểm soát nội dung trên nền tảng TikTok tại Việt Nam cho pháp nhân của TikTok tại Việt Nam, để xử lý các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. Tik Tok phải có thỏa thuận với các cơ quan báo chí Việt Nam khi phân phối, chia sẻ nội dung trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam về bản quyền.
Đoàn kiểm tra cũng đã đề nghị Bộ Công an yêu cầu TikTok Singpore thực hiện lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam theo quy định, ủy quyền cho TikTok tại Việt Nam đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo quy định của Việt Nam.
Bộ Công thương được yêu cầu có biện pháp xử lý, buộc TikTok Singapore khắc phục ngay các sai phạm trong việc cung cấp dịch vụ sàn thương mại xuyên biên giới vào Việt Nam. Xử lý vi phạm của TikTok Singapore và Văn phòng đại diện của TikTok Pte. Ltd trong cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử tại Việt Nam...
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.