Theo lộ trình đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định 345/QĐ-BTC ngày 16/03/2020, kể từ năm 2025 trở đi, các Doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng chuẩn mực quốc tế - IFRS khi lập và trình bày Báo cáo tài chính (BCTC).
Trong đó, IFRS 9 là một trong số các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được ban hành bởi Uỷ ban Báo cáo Tài chính quốc tế IASB thay cho chuẩn mực cũ là IAS39 từ năm 2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Việc áp dụng IFRS 9 đi liền với những thay đổi tích cực về mô hình rủi ro tín dụng, tăng cường quản trị và kiểm soát quy trình kế toán, cũng như phối hợp chặt chẽ hơn giữa chức năng rủi ro và tài chính.
Đại diện ký kết (từ trái qua) gồm ông Hà Văn Trung - Phó Tổng giám đốc Sacombank, bà Nguyễn Thùy Dương - Phó Tổng giám đốc, Lãnh đạo bộ phận Dịch vụ Tài chính ngân hàng ERNST & YOUNG Việt Nam và ông Dương Dũng Triều - Chủ tịch HĐTV FPT IS với sự chứng kiến của bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng giám đốc, ông Phan Đình Tuệ - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc, bà Phạm Thị Thu Hằng - Thành viên HĐQT độc lập và ông Trần Minh Triết - Trưởng Ban Kiểm soát.
Sau khi hoàn thành dự án này, Sacombank sẽ trở thành một trong những ngân hàng tiên phong tại Việt Nam tuân thủ chuẩn mực IFRS 9.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó TGĐ lãnh đạo bộ phận Dịch vụ Tài chính Ngân hàng ERNST & YOUNG Việt Nam cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao sự quan tâm và ưu tiên của Sacombank đối với Dự án này. Với kinh nghiệm tư vấn cho các ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, chúng tôi muốn lưu ý rằng triển khai IFRS 9 một cách toàn diện là dự án với khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi sự quyết tâm cao của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân sự Dự án của Ngân hàng cũng như sự hỗ trợ phối hợp từ tất cả các phòng ban trong Ngân hàng.”
Ông Hà Văn Trung, Phó Tổng giám đốc Sacombank, phát biểu tại sự kiện.
Về phía Sacombank, ông Hà Văn Trung, Phó Tổng Giám Đốc kiêm Giám đốc Dự án chia sẻ, việc áp dụng IFRS sẽ nâng cao tính minh bạch và trung thực của BCTC, giúp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư do IFRS yêu cầu các khoản mục của BCTC phải được ghi nhận và trình bày theo bản chất hơn là hình thức hay tên gọi của giao dịch, từ đó tạo sự đồng bộ trong phân tích, đánh giá BCTC của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp khác trong khu vực và thế giới.
"BCTC theo IFRS chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro của Ngân hàng theo thông lệ quốc tế, đồng thời đây cũng là chiến lược của Sacombank trong lộ trình áp dụng Basel, IFRS và chuyển đổi toàn diện của ngân hàng, là nền tảng vững chắc để Sacombank hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững", ông Trung nói.
Tencent Holdings bắt đầu ra mặt vào năm 2018, song ông lớn Trung Quốc đã duy trì sự hiện diện tại VNG trước đó cả thập kỷ và đóng vai trò quan trọng trong quá trình vươn lên mạnh mẽ của kỳ lân công nghệ đời đầu Việt Nam.
Thế Giới Di Động cho biết đang trong quá trình thực hiện giao dịch phát hành riêng lẻ cho Bách Hóa Xanh. Công ty sẽ chia sẻ thông tin sau khi hoàn tất giao dịch.
5 phiên giao dịch liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã hút gần 70.000 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh tín phiếu. Câu hỏi được đề cập khá nhiều là liệu đây có phải tín hiệu đầu tiên cho chu kỳ thắt chặt chính sách của Ngân hàng Nhà nước, và việc phát hành tín phiếu này sẽ kéo dài trong bao lâu?
Mặt bằng lãi suất chậm "đảo chiều" sẽ là điểm tựa vững chắc cho xu hướng tăng trưởng của thị trường chứng khoán khi đây vẫn là kênh đầu tư thu hút dòng tiền.
Hãng tin Reuters cho biết, Quỹ Đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) là một trong số nhiều nhà đầu tư lớn muốn mua lại 20% vốn chuỗi Bách Hoá Xanh của Thế giới Di động (HoSE: MWG). Bách Hoá Xanh hiện được định giá từ 1,5 - 1,7 tỷ USD.
Các mã cổ phiếu Large Cap như VCB, MSN, VPB, GVR, CTG, SSI… hồi phục mạnh về cuối phiên đã giúp chỉ số VN-Index đóng cửa tăng gần 16 điểm.