Diễn biến của thị trường BĐS tiếp tục phụ thuộc vào các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch và thử thách sức chịu đựng của các nhà đầu tư.
Năm 2020, thị trường BĐS tại TP Cần Thơ chịu tác động từ dịch COVID-19 và rơi vào tình trạng trầm lắng. Đến cuối năm 2020, thị trường dần khởi sắc trở lại với nhiều kỳ vọng hơn ở năm 2021. Tuy nhiên kịch bản dự báo đã thay đổi khi làn sóng COVID-19 lần thứ tư bùng phát ở nhiều tỉnh, thành. Đối với nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi, có sẵn nguồn tiền, giãn cách xã hội chính là thời điểm quan sát diễn biến của thị trường, nắm bắt cơ hội nhắm sẵn sản phẩm phù hợp với “khẩu vị” đầu tư của mình, tìm những sản phẩm có khả năng mua được với giá tốt và tính thanh khoản cao khi thị trường khôi phục trở lại. Hiện nay, Cần Thơ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg khiến các hoạt động giao dịch BĐS trực tiếp không thể nào thực hiện được. Nếu có chỉ là các giao dịch, đặt cọc, chuyển khoản dựa trên sự tin tưởng giữa người mua và người bán. Tuy nhiên với tài sản giá trị như BĐS, đây không phải là lựa chọn phù hợp với nhiều người.
Ông Lê Phương Đông, Trưởng Văn phòng Đại diện Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khu vực ĐBSCL, cho biết: Thị trường BĐS tại TP Cần Thơ có mức giá tương đối thấp so với nhiều thành phố lớn khác, khách hàng chủ yếu là người dân các tỉnh lân cận trong khu vực ĐBSCL, mua nhà cho con đi học, mua sản phẩm để an cư, hoặc có mua đầu tư cũng không có tình trạng mua gom hàng với số lượng lớn. Do đó, tình trạng BĐS biến động giảm giá sâu trong mùa dịch chưa nghiêm trọng như ở nhiều địa phương khác. Những trường hợp rao bán giảm giá chủ yếu là giảm so với mức giá kỳ vọng đã rao trước đây hoặc rao bằng với giá gốc tại thời điểm mua nếu đang chịu áp lực lãi vay ngân hàng. Trên thị trường có xuất hiện một số giao dịch đặt cọc chuyển khoản khi bên mua và bên bán là người quen từ trước với một bên cần tiền để trang trải các khoản vay và một bên có sẵn nguồn tiền. Việc hoàn tất thủ tục mua bán sẽ tiếp tục thực hiện khi qua giai đoạn giãn cách. Theo ông Đông, giai đoạn hiện nay, các sàn môi giới BĐS gặp nhiều khó khăn do chủ đầu tư không triển khai dược dự án, nên không có sản phẩm để chào bán. Các sàn còn gánh áp lực thuê mặt bằng, trả lương cơ bản cho lực lượng môi giới. Nhưng mức lương này cũng chỉ mang tính chất hỗ trợ phần nào.
Theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam khu vực ĐBSCL, cuối tháng 8 vừa qua, Hội môi giới BĐS Việt Nam đã tổ chức khảo sát ý kiến hội viên và tổng hợp đưa ra đề xuất với các cơ quan chức năng liên quan, nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các sàn môi giới, giao dịch. Những đề xuất này tập trung một số nội dung như bổ sung nhóm ngành BĐS trong đó có ngành dịch vụ môi giới BĐS được hưởng các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước; cho phép các sàn giao dịch được hoãn, giãn thời hạn nộp các khoản thuế phải nộp, giảm 50% thuế thu nhập cho doanh nghiệp sàn giao dịch BĐS có phát sinh từ tháng 5 đến hết năm 2021 để có điều kiện sớm phục hồi hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, Hội cũng đề xuất các ngân hàng giảm tiến độ trả nợ, điều chỉnh lãi suất hợp lý. Các bộ ngành, địa phương tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết thủ tục hành chính cho các dự án đầu tư BĐS làm tăng nguồn cung cho thị trường và kích thích hoạt động đầu tư toàn xã hội. Để đồng hành, hỗ trợ các sàn giao dịch, nhà môi giới BĐS, Hội cũng đề nghị các chủ dự án hỗ trợ, tạo điều kiện, không phạt hợp đồng nếu các sàn không thực hiện đúng cam kết tiến độ bán hàng do thực hiện giãn cách xã hội. Các đơn vị, cá nhân cho thuê mặt bằng có thể hỗ trợ một phần tiền nhà, hoặc giãn nộp tiền thuê trong thời gian giãn cách xã hội.
Trong giai đoạn giãn cách xã hội, các dự án đầu tư công và dự án đầu tư của khu vực tư nhân đều tạm ngưng hoạt động. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án và hệ lụy phía sau là đối với những sản phẩm thanh toán theo tiến độ, nếu thời gian thi công kéo dài, chủ đầu tư khó có thể thực hiện đúng theo cam kết đã ký. Đó là chưa kể đối với khách hàng có xu hướng mua lướt sóng, ký hợp đồng chi trả theo giai đoạn để tìm khách hàng khác sang nhượng lại chắc chắn sẽ khó tìm được đầu ra. Nếu khả năng tài chính không mạnh, có vay nợ ngân hàng, nhà đầu tư thứ cấp sẽ thêm phần khó khăn.
Theo ông Ðỗ Hoàng Thọ, Trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường BĐS, Sở Xây dựng TP Cần Thơ, các lĩnh vực kinh tế đều chịu tác động của đại dịch COVID-19 và thị trường BĐS cũng trong tình trạng “cảm cúm”, chưa có “lá chắn” vaccine để phòng dịch. Tác động của đại dịch lên lĩnh vực BĐS khiến các nhà đầu tư khó khăn hơn, mức độ ảnh hưởng ra sao đến thị trường thường sẽ có độ trễ nhất định mới thấy rõ được. Hiện nay, các dự án khu đô thị tạm ngưng hoạt động, không dự án nào có tiến độ. Các chủ đầu tư chủ yếu tập trung thực hiện các thủ tục cần thiết rồi thông báo, hứa hẹn với người mua. Muốn khôi phục lại các dự án phải chờ tình hình dịch bệnh được kiểm soát, các đơn vị cung ứng vật tư xây dựng quay trở lại hoạt động, các công trình đảm bảo an toàn phòng, chống dịch được phép thi công trở lại. Khi tiến độ của các dự án chậm trễ so với các cam kết trong hợp đồng, quan hệ mua bán, thanh toán theo tiến độ và bàn giao sản phẩm giữa nhà đầu tư, nhà đầu tư thứ cấp sẽ còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Ngành chức năng chỉ hỗ trợ thông tin, cảnh báo bởi đây chủ yếu là giao dịch dân sự giữa các bên nhưng rất cần những chính sách vĩ mô kịp thời, phù hợp thực tế để tháo gỡ những vướng mắc của thị trường trong giai đoạn hiện nay cũng như sau dịch COVID-19.
Dự án bất động sản lớn Aqua City của Novaland ở Đồng Nai được gỡ khó về pháp lý, cộng với nguồn vốn lớn được tiếp cận sẽ giúp Novaland phục hồi và tăng tốc, theo lãnh đạo Novaland.
Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng toạ lạc tại vị trí đất vàng giữa trung tâm thành phố đã nằm bất động hơn 15 năm qua.
Bộ Tài chính vừa có Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), trong đó có nội dung về mức thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.