Theo báo cáo của UBND TP.HCM, nhà ở xã hội tại TP.HCM giai đoạn 2016 – 2021 đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 19 dự án với tổng diện tích đất 24,67ha, 1.188,761 m2 sàn xây dựng, tương đương 14.954 căn hộ. Vốn ngân sách đã đầu tư 620 căn hộ (chiếm 4,15%), vốn doanh nghiệp đầu tư 14.334 căn (chiếm 95,85%).
Hiện nay, TP.HCM có 9 dự án nhà ở xã hội đang triển khai với tổng diện tích 17,54ha, quy mô 6.231 căn hộ; trong đó có 5 dự án đang chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020. Giai đoạn tiếp theo (2021-2025), TP.HCM dự kiến triển khai 25 dự án, với tổng số hơn 28.600 căn hộ. Như vậy, số nhà ở xã hội trên thống kê đã thấp, nhưng con số hình thành trên thực tế còn ít hơn.
Về kiểm tra, xét duyệt đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội: đã kiểm tra xác nhận, xét duyệt 18.141 đối tượng, trong đó 17.632 đối tượng đủ điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách; xét duyệt 509 đối tượng đủ điều kiện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội đầu tư bằng vốn ngân sách.
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản TP.HCM đang thiếu hụt nguồn cung dự án (nhất là các sản phẩm nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp) và nguồn cung nhà ở xã hội.
Trong khi đó, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá nguồn cung nhà ở xã hội vẫn đang thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu rất lớn của đại đa số người có thu nhập thấp trong đô thị. HoREA cho hay, hiện có rất nhiều dự án chưa thể triển khai do vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài, tiến độ thực hiện chậm, thậm chí không thực hiện được.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cảnh báo TP.HCM đang xảy ra khá phổ biến tình trạng một số dự án thuộc diện là quỹ đất 20% xây nhà xã hội trong các dự án nhà ở thương mại thuộc phân khúc cao cấp, do chi phí giá đất quá cao không phù hợp xây dựng nhà giá rẻ. Theo đó, thành phẩm nhà ở xã hội tại các dự án cao cấp đang lên đến 45-60 triệu đồng một m2, vượt khả năng chi trả của người có thu nhập thấp cần mua nhà ở xã hội.
Ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội nhiều và khó hơn so với thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, chưa thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Ngoài ra, nguồn vốn hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội cũng chưa được triển khai.
Liên quan đến việc phát triển nhà ở xã hội, TP.HCM mới đây đã kiến nghị Trung ương cần tạo nguồn vốn dài hạn, ổn định với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ cho chủ đầu tư vay thực hiện dự án nhà ở xã hội và các đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở được vay mua nhà.
Theo đó, TP.HCM kiến nghị Trung ương cho phép thành lập doanh nghiệp chuyên biệt trực thuộc thành phố để đầu tư, phát triển, quản lý nhà ở xã hội trên địa bàn. Ưu tiên sử dụng các quỹ đất Nhà nước trực tiếp quản lý do các doanh nghiệp đang sử dụng làm nhà xưởng tại các quận, huyện thuộc diện phải di dời vào các khu công nghiệp cũng như quỹ đất do các cơ quan Nhà nước hiện đang quản lý thuộc diện sắp xếp lại để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
Đồng thời, TP.HCM cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể: bổ sung quy định về quy trình xác định chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng để thanh toán cho nhà đầu tư khi bàn giao lại quỹ đất ở 20% trong dự án cho Nhà nước.
Kiến nghị nghiên cứu quy trình theo hướng đơn giản và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội. Kiến nghị các dự án phát triển nhà ở thương mại, phát triển đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2 ha đến dưới 10 ha được chấp thuận đầu tư trong khoảng thời gian từ ngày Nghị định số 188/2015/NĐ-CP ngày 20/11/2013 có hiệu lực đến trước ngày Nghị định 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 xin điều chỉnh gia hạn thời gian thực hiện dự án (không thay đổi mục tiêu, chỉ tiêu quy hoạch), thì khi thực hiện điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án kiến nghị vẫn thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội tại thời điểm được chấp thuận đầu tư trước đây.
Ông Lê Hoàng Châu cho rằng cần mở cơ chế cho phép linh hoạt hoán đổi vị trí quỹ nhà xã hội ở nơi có giá vừa túi tiền hơn để có thể phát triển được quỹ nhà giá trên dưới 20 triệu đồng một m2 phục vụ người có thu nhập thấp. Chủ tịch HoREA kiến nghị Bộ Xây dựng cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được lựa chọn hình thức: hoặc dành quỹ đất 20% để xây nhà ở xã hội trong dự án; hoặc hoán đổi quota 20% quỹ đất hoặc nhà ở bằng số lượng nhà ở xã hội tương đương.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Tại TP.HCM, dọc tuyến Metro số 2 sẽ có ba khu "đất vàng" được quy hoạch theo mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD).