Chiều 18/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo TP.HCM, các Bộ, ngành đã đi khảo sát thực địa, tìm hiểu tiềm năng, thế mạnh của huyện Cần Giờ; nghe báo cáo về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP.HCM.
Thủ tướng nêu rõ việc khảo sát nhằm phục vụ triển khai Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Thủ tướng giao TP.HCM phối hợp với các cơ quan đẩy nhanh xây dựng quy hoạch TP gắn với quy hoạch vùng Đông Nam Bộ; bổ sung quy hoạch Cần Giờ theo hướng góp thiện hạ tầng giao thông chiến lược cho TP.HCM và cả khu vực. Quy hoạch Cần Giờ phải tính tới hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, các dự án dân cư, du lịch, lấn biển…
Việc quy hoạch yêu cầu quan tâm bảo vệ môi trường, giải quyết nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp. Đặc biệt sử dụng, khai thác tối đa không gian ngầm trong lòng đất trong khu vực; quan tâm bố trí dân cư, hạ tầng xã hội và tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân Cần Giờ ở mức cao hơn hiện nay.
Liên quan tới dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thủ tướng yêu cầu TP.HCM phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các công việc tiếp theo theo, làm việc với các nhà đầu tư để thúc đẩy triển khai.
Theo Thủ tướng, cảng Cần Giờ có khả năng thu hút hàng hóa trung chuyển quốc tế, cạnh tranh với các cảng lớn trong khu vực như Singapore, Malaysia và các cảng quốc tế, không cạnh tranh với Cái Mép -Thị Vải mà bổ sung, phối hợp để phát huy tốt nhất các thế mạnh.
"Cần Giờ có tiềm năng rất lớn, tinh thần là phải đổi mới tư duy, hành động nhanh, kịp thời, hiệu quả, triển khai các công việc theo hướng 'vừa chạy vừa xếp hàng', hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, nâng sự phát triển của Cần Giờ lên tầm cao mới, góp phần vào sự phát triển của TP.HCM và khu vực", Thủ tướng chỉ đạo.
Người đứng đầu Chính phủ tin tưởng sẽ biến Cần Giờ giàu tiềm năng thành một đô thị vệ tinh hiện đại, văn minh, thông minh, sinh thái của TPHCM và cả vùng Đông Nam Bộ. Hướng phát triển là chú trọng hạ tầng trước, phát triển thuận thiên, thành phố trong rừng, rừng trong thành phố.
Tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ lần thứ nhất ngày hôm nay, 18/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ đã được hoàn thành, sẽ trình Chính phủ ngay trong tháng 7 này.
Theo đề án do Sở Giao thông vận tải trình UBND TP.HCM, báo cáo của Công ty tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển Portcoast, vị trí cảng nằm tại khu vực cù lao Phú Lợi, ở cửa sông Cái Mép (thuộc huyện Cần Giờ), kết nối thuận lợi với luồng hàng hải và luồng đường thủy.
Khu vực này nằm trong vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, đơn vị tư vấn khẳng định việc xây dựng cảng không ảnh hưởng đến vùng lõi khu dự trữ sinh quyển.
Cảng Cần Giờ có tổng vốn đầu tư dự kiến 5,4 tỷ USD, được đầu tư khai thác với công nghệ hiện đại nhất hiện nay.
Quy mô đầu tư bến cảng, theo đề xuất xây dựng cho tiếp nhận tàu mẹ trọng tải lên đến 250.000 DWT. Tổng chiều dài bến chính và bến sà lan lần lượt là 6,8 km và 1,9 km.
Về nguồn vốn, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, công trình phụ trợ, trung tâm dịch vụ logistics... sẽ được đầu tư bằng vốn của nhà đầu tư. Phần hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật kết nối cảng sẽ đầu tư bằng vốn ngân sách, hợp tác công tư (PPP) hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
Theo lộ trình, công tác chuẩn bị đầu tư sẽ c triển khai từ năm 2023 đến năm 2024. Từ 2024 đến 2026 xây dựng, đưa vào khai thác cảng từ năm 2027.
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khi hình thành sẽ thu hút được số vốn đầu tư lớn từ doanh nghiệp để đầu tư xây dựng hạ tầng cảng biển hiện đại; tạo việc làm cho khoảng 6.000 - 8.000 nhân viên, lao động tại cảng và hàng chục nghìn lao động phục vụ các ngành dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics...
Dự kiến giai đoạn đầu tư hoàn chỉnh, cảng đóng góp trực tiếp cho ngân sách thông qua các khoản thuế, phí ước tính từ 34.000 đến 40.000 tỷ đồng/năm.
Để kết nối giao thông, từ nay đến năm 2030, TP.HCM sẽ làm cầu Cần Giờ kết nối huyện Cần Giờ với huyện Nhà Bè. Cùng với đó là nâng cấp mở rộng đường Rừng Sác, xây nút giao tuyến này kết nối với cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Sau năm 2030, TP.HCM làm đường kết nối từ vị trí xây dựng cảng với đường Rừng Sác. Đường trên cao dọc theo đường Rừng Sác, từ nút giao đường Rừng Sác và cao tốc Bến Lức - Long Thành tại xã Bình Khánh đến nút giao đường kết nối cảng tại xã Long Hòa sẽ được xây dựng.
TP.HCM cũng sẽ nghiên cứu, xây dựng tuyến metro dọc theo đường Rừng Sác, kết nối từ khu đô thị biển Cần Giờ với tuyến metro số 4 tại huyện Nhà Bè.
Tại hội thảo khoa học Định hướng phát triển du lịch sinh thái gắn với sản phẩm OCOP tại huyện Cần Giờ đến năm 2030, tổ chức ngày 13/7, ông Nguyễn Văn Hồng - Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, cũng thông tin về các dự án xây cầu, cảng quốc tế và khu đô thị lấn biển Cần Giờ.
Theo đó, cầu Cần Giờ dài hơn 3,4km, kinh phí đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, sẽ khởi công dịp 30/4/2025.
Về dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ của Vingroup đang được điều chỉnh phân khu 1/5.000, chờ Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định trình UBND TP phê duyệt.
Tại cuộc họp HĐND TP.HCM vừa qua, Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng cho biết đầu 2025 sẽ khởi công dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ, với quy mô hơn 2.800ha.
Cần Giờ nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, là huyện duy nhất của TP.HCM giáp biển và các cửa sông lớn từ các sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên hơn 71.300 ha, trong đó trên 70% là diện tích rừng ngập mặn và sông rạch.
Các chuyên gia cho rằng giá vàng đang trên đà giảm sâu và ở vùng giá thấp. Do đó, người dân có thể đi mua vàng lúc này để tích trữ, tuy nhiên, mua đi để bán lại thì không nên.
TS. Đinh Thế Hiển nhận định, thị trường bất động sản 2025 tiếp tục hồi phục, rõ rệt nhất tại các thành phố lõi như Hà Nội, TP.HCM và vùng ven - những nơi mà có xu hướng tích tụ dân.
Ủng hộ đề xuất mở rộng nguồn đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, song, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn nếu thí điểm dùng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại sẽ tạo "cơn sốt" đất, gây rào cản cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất vào sản xuất, kinh doanh.
Temu bất ngờ thay đổi chính sách bán hàng ở thị trường Việt Nam, theo đó giới hạn đơn hàng từ 887.000 đồng đến không quá 1 triệu đồng
Chính phủ chỉ đạo từ nay đến cuối 2024, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia... Tập trung thực hiện các giải pháp giúp khơi thông nguồn lực, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/11