Theo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016-2025 tại ký họp thứ 6 HĐND TP.HCM khóa X, giai đoạn 2016 – 2020 diện tích sàn toàn thành phố tăng thêm 53,7 triệu m2 sàn, trong đó nhà ở dân tự xây đóng vai trò chủ đạo, tăng 38,5 triệu m2 sàn, nhà ở thương mại chiếm tỷ trọng lớn thứ 2, đạt 13,98 triệu m2 sàn, nhà ở xã hội tăng thêm 1,23 triệu m2 sàn.
Trong đó, tốc độ nhà ở thương mại tăng dần theo từng năm. Cụ thể, 2016 có 1.896.236 m2; năm 2017 có 1.923.759 m2; năm 2018 có 2.775.550 m2; năm 2019 có 2.987.253 m2 và năm 2020 tăng cao với 4.401.961 m2.
Giai đoạn 2016-2020, diện tích sàn thương mại toàn thành phố tăng thêm 13,98 triệu m2 sàn, vượt 112,9% so với chỉ tiêu theo Nghị quyết số 10/NQ – HĐND của HĐND thành phố và Quyết định số 5086/QĐ-UBND của UBND TP.HCM về Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016 – 2025.
Trong đó, khu vực nội thành phát triển đóng vai trò chủ đạo, tăng 7 triệu m2 sàn, khu vực nội thành hiện hữu chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, đạt 4,6 triệu m2 sàn. Khu vực ngoại thành có xu hướng tăng dần tốc độ phát triển và khu vực trung tâm hiện hữu có tốc độ tăng chậm lại.
Cũng trong giai đoạn này, tốc độ phát triển nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây toàn thành phố tăng thêm 38,5 triệu m2 sàn, vượt 23,3% so với chỉ tiêu đề ra. Nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây đóng vài trò chủ đạo trong tổng diện tích nhà xây dựng mới của thành phố.
Đáng chú ý, tốc độ phát triển nhà ở xã hội bị chậm lại, không đạt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, giai đoạn 2016 – 2020, toàn thành phố có 19/64 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành đưa vào sử dụng, tăng thêm 1,23 triệu m2 sàn toàn thành phố, đạt 69,2% chỉ tiêu đề ra.
Trong đó, khu vực nội thành phát triển đóng vai trò chủ đạo, tăng 930.936 m2 sàn, khu vực huyện ngoại thành chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, đạt 159.305 m2 sàn. Riêng khu vực nội thành hiện hữu có tốc độ tăng chậm lại và khu vực trung tâm hiện hữu không có dự án nhà ở xã hội.
Đối với giai đoạn 2021 – 2025, diện tích sàn nhà ở thương mại toàn thành phố tăng lên thêm 1,53 triệu m2 sàn trong năm 2021. Quý 1/2022, tăng thêm 1,246 triệu m2 sàn.
Theo Nghị quyết số 10/NQ–HĐND của HĐND TP.HCM và Quyết định số 5086/QĐ-UBND của UBND TP.HCM về Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016 – 2025, chỉ tiêu phát triển nhà ở thương mại giai đoạn 2021-2025 khoảng 9,841 triệu m2 sàn.
Như vậy, dự kiến trong hơn 3 năm còn lại, TP.HCM phải phát triển tăng thêm được 7,065 triệu m2 sàn nhà ở thương mại.
Theo Kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 – 2025 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4151/QĐ-UBND ngày 9/12/2021, chỉ tiêu phát nhà ở thương mại giai đoạn 2021-2025 khoảng 15,521 triệu m2 sàn.
Như vậy, để đạt được chỉ tiêu phấn đấu cao hơn này, dự kiến trong giai đoạn còn lại, thành phố phải phát triển tăng thêm được 12,744 triệu m2 sàn nhà ở thương mại.
Cũng trong năm 2021 và quý 1/2022, TP.HCM chỉ hoàn thành 1 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích đất 0,43ha, 32.668 m2 sàn xây dựng, quy mô 260 căn hộ, chiếm tỷ lệ 0,02% so với tổng số 47 dự án nhà ở xã hội dự kiến triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025.
Dự kiến trong hơn 3 năm còn lại, thành phố phải phát triển tăng thêm được 1,927 triệu m2 sàn nhà ở xã hội và 2,467 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở xã hội.
Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.