Nền kinh tế phục hồi chậm
Theo SSI Research, số liệu vĩ mô trong tháng 8 cho thấy nền kinh tế Việt Nam chưa cho thấy sự bứt phá mạnh.
Cụ thể, hoạt động sản xuất và xuất khẩu đã hồi phục nhẹ từ đáy. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 tăng 2,6% so với cùng kỳ, với điểm tích cực là động lực chính đến từ nhóm chế biến chế tạo (tăng 3,5%). Ngoài ra, cả 2 chỉ số chế biến chế tạo và chỉ số ngành sản xuất đều phục hồi nhẹ so với tháng trước.
Tương tự trong tháng 8, xuất khẩu giảm 8%, trong đó các nhóm ngành chủ chốt ghi nhận tốc độ giảm thu hẹp so với tháng trước.
Trong các ngành cấp 2, nhóm tăng trưởng cao chủ yếu hưởng lợi từ mức nền thấp vào năm ngoái, như đồ gỗ nội thất tăng 22,9%, thép tăng 24,8%. Nhóm hàng may đã chuyển sang tăng trưởng dương 1,7% sau nhiều tháng ghi nhận sụt giảm, hay ngành điện tử thu hẹp tốc độ giảm chỉ còn 0,3%.
Chỉ số sử dụng lao động có cải thiện so với tháng trước nhưng vẫn giảm mạnh nhất ở các tỉnh có lợi thế về chế biến chế tạo, như Bình Dương giảm 11,7%, Đồng Nai giảm 7,6,1%, Thái Nguyên giảm 7,6%, Hải Phòng giảm 6,5% hay Bắc Ninh cũng 2,3%.
Lĩnh vực tiêu dùng trong nước tiếp tục chậm lại trong khi doanh thu du lịch kém tích cực. Theo đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ danh nghĩa trong 8 tháng tăng 10% so với cùng kỳ và 7,7% khi điều chỉnh lạm phát, nhưng tăng trưởng đang giảm dần.
Doanh thu từ nhóm dịch vụ liên quan đến du lịch lữ hành có kết quả không quá tích cực, khi yếu tố mức nền thấp năm ngoái không còn rõ nét và cũng phản ánh sự thắt chặt chi tiêu của du lịch trong nước.
Doanh thu du lịch kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay giảm gần 17% so với cùng kỳ.
Số lượng khách quốc tế tới Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng đều đặn theo tháng và đạt 1,21 triệu người trong tháng 8, tăng 17% so với tháng trước.
Hiện tại, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt gần 80% so với giai đoạn 2019 và kỳ vọng sẽ tiếp tục khả quan khi chính sách nới lỏng thị thực đã có hiệu lực từ 15/8.
Một yếu tố khác, là giải ngân vốn FDI khả quan, trong khi FDI mới khá tích cực.
Theo đó, tính đến cuối tháng 8, giải ngân FDI đạt 13,1 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ và là con số thực hiện 8 tháng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Vốn FDI đăng ký mới cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực 39,7% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, lĩnh vực "mũi nhọn" đầu tư công lại chưa có sự bứt phá mạnh. Cụ thể, tính đến hết tháng 8, tỷ lệ giải ngân đầu tư công đạt 42,3% kế hoạch và tăng 41,1% so với cùng thời điểm năm ngoái, nhờ kế hoạch giải ngân lớn trong năm nay.
Ngoài ra, lĩnh vực lạm phát tổng thể của nền kinh tế đang bật tăng trở lại.
Cụ thể, trong tháng 8, lạm phát tổng thể ghi nhận tháng tăng mạnh thứ 2 liên tiếp, tăng 0,88% so với tháng trước và 2,97% so với cùng kỳ. Đóng góp lớn nhất cho CPI tháng 8 là giá xăng dầu tăng 9,87% so với tháng trước, giá gạo tăng 5% và giá thuê nhà tăng 0,8%.
Do yếu tố tác động tới lạm phát tổng thể là nhóm xăng dầu và lương thực, thực phẩm, lạm phát cơ bản tháng 8 ghi nhận mức tăng thấp hơn, chỉ tăng 0,32% so với tháng trước và 4,02% so với cùng kỳ.
Nhưng nhìn chung, tốc độ hạ nhiệt của lạm phát cơ bản vẫn đang chậm hơn nhiều so với lạm phát chung.
"Bình quân 8 tháng lạm phát tổng thể tăng 3,1% - vẫn nằm trong mục tiêu của Chính phủ trong khi lạm phát cơ bản ghi nhận tăng 4,57%. Với việc lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, Chính phủ có những tín hiệu sẽ điều chỉnh giá dịch vụ do Nhà nước quản lý sau nhiều năm trì hoãn", SSI Research, nêu.
Theo SSI Research, tỷ giá bật tăng mạnh trong tháng 8, khi tăng tới 1,7% trong bối cảnh đồng USD ghi nhận tăng 1,6%. Tuy nhiên, VND vẫn ghi nhận tăng giá so với các đồng tiền khác trong khu vực.
Tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng đến VND, theo SSI Research là khá hạn chế, và vị thế của NHNN tương đối khác so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái (nhờ lượng dự trữ ngoại hối đã được bổ sung trong giai đoạn 6 tháng đầu năm), cũng như nguồn cung ngoại tệ tích cực, hay cán cân thương mại ước tính thặng dư kỷ lục ở mức 20,6 tỷ USD.
Cùng với đó, mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm, và lãi suất huy động đã về tương đương giai đoạn 2021.
Số liệu cho thấy thanh khoản hệ thống dư thừa trong tháng 8. Các hoạt động trên kênh thị trường mở khá trầm lắng. Nhu cầu tín dụng yếu là lý do giúp thanh khoản hệ thống khá dồi dào, và lãi suất liên ngân hàng giảm xuống vùng 0,2%, trong khi tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 8 tăng 5,3% so với cuối 2022 - tương đương 9,8% so với cùng kỳ.
"Nhìn chung, số liệu kinh tế vĩ mô chưa xuất hiện những nhân tố vượt trội giúp thúc đẩy tăng trưởng, và chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm ở mức 4,5% - 5,0%", SSI Research, nhận định.
TP.HCM đã sẵn sàng chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với đầy đủ nguồn hàng cung ứng và đáp ứng đủ điều kiện, chất lượng.
Không khí Giáng sinh đang nhộn nhịp khắp TP.HCM. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn đến những quán cà phê để làm một album ảnh Giáng sinh "chất như nước cất".
Đường Hoàng Hoa Thám hiện đang ngổn ngang do thi công dự án. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trong khu vực, đặc biệt là khi Tết gần đến.
Không còn ưu đãi giảm lệ phí trước bạ, lo ngại sức mua giảm khi xe tồn kho còn nhiều, các hãng đưa ra nhiều ưu đãi, hỗ trợ 50% - 100% lệ phí trước bạ cho khách mua xe trong tháng cuối năm.
Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 7/12/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 12,5% và khá tích cực so với cùng kỳ năm 2023.
Giá bitcoin tăng hơn 40%, thu hút sự chú ý của thị trường toàn cầu, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền kỹ thuật số và lựa chọn một số người có cùng quan điểm này vào nội các.