Một tuần đầy biến cố lớn vừa xảy đến với tổ chức nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo OpenAI, chủ của nền tảng ChatGPT đình đám.
Ngày 18/11, CEO bị ban lãnh đạo OpenAI sa thải vì muốn nhanh chóng thương mại hóa các Sam Altman sản phẩm (để tìm kiếm lợi nhuận) nhưng ban lãnh đạo nói chưa đến lúc để bảo vệ mô hình phi lợi nhuận.
Sau đó, Microsoft tuyên bố sẽ tuyển dụng Altman và Greg Brockman, Chủ tịch và người đồng sáng lập OpenAI, người rời bỏ công ty sau khi Altman bị đuổi. Tuy nhiên OpenAI tuyên bố sáng 23/11 rằng Altman sẽ quay về để ngồi ghế CEO.
Được thành lập vào năm 2015, OpenAI tuyên bố là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên tạo ra trí tuệ nhân tạo nói chung nhằm mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Do đó, OpenAI sẽ hoạt động giống một tổ chức nghiên cứu và phát triển thay vì là công ty đi tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, chủ thể ban đầu có tên đầy đủ là OpenAI Inc.
Năm 2019, OpenAI ra mắt một công ty con có tên OpenAI Global, LLC (LLC có nghĩa như công ty trách nhiệm hữu hạn) với mô hình "lợi nhuận giới hạn" có thể huy động tiền, thu hút nhân tài hàng đầu và sẽ cung cấp các sản phẩm thương mại. Tuy nhiên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp mẹ (theo hướng phi lợi nhuận) vẫn duy trì quyền kiểm soát để hạn chế các hậu quả do AI có thể gây ra ảnh hưởng đến nhân loại.
Và Hội đồng quản trị công ty mẹ muốn công ty con phải chung chí hướng (từ gốc: Alignment). Bởi vì khi ra đời, vấn đề OpenAI quan tâm là trí tuệ nhân tạo phải "chung chí hướng" với con người dù AI biết tự suy nghĩ và tự hoàn thiện nó; hướng này nếu vượt quá khả năng kiểm soát của con người sẽ tổn hại đến nhân loại.
Microsoft được cho là đã đầu tư hàng tỷ USD vào OpenAI, trở thành cổ đông lớn của công ty OpenAI con. Các cổ đông khác bao gồm các quỹ đầu tư mạo hiểm. Vì thế, xung đột về quản trị doanh nghiệp đã phát sinh vì ban lãnh đạo OpenAI mẹ kiểm soát công ty con, nơi Hội đồng quản trị gồm các cổ đông. Quyết định sa thải CEO Altman xuất phát từ công ty mẹ nhưng Microsoft ngay tức thì đã tuyển người bị đuổi.
Trong công ty con (có chữ LLC), các cổ đông lớn có quyền quyết định theo cổ phần. Ngược lại, trong Hội đồng quản trị của công ty mẹ, các ghế do các thành viên tự chia nhau bằng cách tự thỏa thuận hay mời một "bộ óc AI" nào đó ngồi vào. Điển hình là tỷ phú Elon Musk và Reid Hoffman, nhà tỷ phú đồng sáng lập mạng LinkedIn. Hoffman là một trong những doanh nhân thành đạt và được kính trọng ở Thung lũng Silicon (California, Mỹ).
Cổ đông của công ty con không có quyền gì với Hội đồng quản trị của công ty mẹ. Cả Elon Musk và Reid Hoffman đã rời khỏi Hội đồng quản trị của công ty mẹ là do tự nguyện ra đi.
"Đồng tiền"quyết định quyền lực ở công ty con nhưng không có quyền thay đổi các ghế ở công ty mẹ. Mô hình quản trị này có thể tiếp tục dẫn đến tình trạng khác chí hướng nếu có nhà đầu tư mới đến đổ tiền vào công ty con để thương mại hóa sản phẩm nhanh chóng. Không có gì có thể đảm bảo việc nhà đầu tư hoàn toàn tuân thủ theo chí hướng "phi lợi nhuận" để phục vụ nhân loại như OpenAI đưa ra khi thành lập.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.