Là hình thức mua sắm mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam những năm gần đây, các cửa hàng Outlet (hàng thanh lý) đã nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tại đây, các tín đồ thời trang hoàn toàn có thể săn quần áo, túi xách, mắt kính... chính hãng từ các nước như Pháp, Hàn, Singapore với mức giá vô cùng “mềm”. Dù vậy, các cửa hàng vẫn thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động giảm giá vào dịp cuối năm để hút khách. Giá vốn đã rẻ nay còn rẻ hơn, khách hàng cứ thế nối đuôi nhau đến mua liên tục.
Xuyên suốt những tháng cuối năm, cửa tiệm Outlet nằm trên đường Nguyễn Trãi (quận 1, TP.HCM) liên tục tung ra các đợt khuyến mãi áp dụng cho toàn bộ sản phẩm. Các mẫu giày bánh mì “khuấy đảo” làng thời trang từ “ông lớn” MLB được giảm 30-50% so với thông thường. Một số thương hiệu uy tín khác như GIGI, Skechers, Nerdy... cũng giảm kỷ lục 70%. Trung bình mỗi đợt giảm giá, cửa tiệm sẽ đón khoảng 200 khách/ngày, gấp 4 lần so với thông thường.
“Những ngày giảm giá khách đến mua hàng rất đông. Chúng tôi phải thường xuyên tăng ca cũng như tăng nhân lực để phục vụ khác. Trong tháng 11, cửa hàng sẽ tổ chức hai đợt khuyến mãi. Đây cũng là những khuyến mãi “khủng” nhất trong năm”, anh Đức Đan (Quản lý cửa hàng) cho biết.
Ngoài hình thức giảm giá trên từng sản phẩm, nhiều cửa hàng cũng “tung chiêu” khuyến mãi theo combo để kích thích khách hàng mua sắm với số lượng lớn. Ngay từ những cuối tháng 10, chị Ngọc Linh (quận 1) đã treo poster quảng bá khuyến mãi đợt Black Friday của cửa tiệm mình. Cụ thể, khi mua combo 2 áo bất kỳ, khách hàng chỉ cần trả 1.111.000 đồng, mức giá thấp hơn khoảng 20% so với thông thường.
Thế nhưng, trái ngược với khung cảnh tấp nập tại các cửa hàng outlet, cửa hàng nhỏ của chị Linh lại vô cùng đìu hiu. Dù poster đã được treo từ sáng sớm, đến tận trưa, cửa hàng vẫn chưa đón được vị khách nào. Chị Ngọc Linh cho biết hằng ngày tiệm chỉ đón lai rai và lượt khách. Đợt khuyến mãi này nhằm tăng doanh thu của cửa tiệm đồng thời thanh lý các mặt hàng tồn trước khi nhập đợt hàng mới. Tuy nhiên, tình hình vẫn không mấy khả quan.
“Mỗi ngày chúng tôi chỉ đón lai rai vài đợt khách. Số lượng hàng bán ra cũng không nhiều. Chúng tôi áp dụng chương trình để thu hút khách hàng nhưng vẫn chưa bán được gì”, chị Ngọc Linh tâm sự.
Cùng chung số phận với cửa hàng của chị Linh, cửa hàng chuyên kinh doanh balo, giày dép cao cấp Kipling dù đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi như giảm giá lên đến 50%, tặng voucher cho khách hàng mới... vẫn vô cùng ảm đạm. Hầu hết các sản phẩm của tiệm được nhập từ Singapore, chất lượng tốt nhưng giá thành tương đối cao.
Đã 5 ngày kể từ khi chạy các chương trình khuyến mãi, thế nhưng, khi được hỏi thăm tình hình buôn bán, chị Như Ngọc (Nhân viên) không ngừng than ế. Chị Ngọc cho biết sức mua năm nay giảm rất nhiều so với năm trước. Tệp khách của cửa hàng chủ yếu là người nước ngoài, người Việt Nam chỉ chiếm một con số nhỏ. Tuy nhiên, dù là phân khúc khách hàng nào, họ đều có điểm chung là đều e ngại trong việc mua sắm sau khi đã trải qua một đợt biến động kinh tế do dịch Covid-19.
“Cửa hàng của chúng tôi đã có sẵn tệp khách hàng quen thuộc. Họ là người sẵn sàng bỏ ra 2-4 triệu để mua một chiếc balo vì họ biết rõ sản phẩm của chúng tôi tốt, bền. Những khách hàng mới nếu chỉ lướt qua mà không xem xét cẩn thận chất lượng sẽ rất ngại bỏ tiền ra mua, vì dù giảm giá thì giá sản phẩm của chúng tôi cũng tương đối cao. Thế nên, rất khó để thu hút thêm những khách hàng mới từ những đợt giảm giá”, chị Như Ngọc lý giải.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.