Siết chặt quản lý giá cả chợ truyền thống
Hồi tháng 5/2024, UBND TP.HCM có văn bản giao Sở Tài chính nhiệm vụ tiếp tục theo dõi tình hình giá cả thị trường, tham mưu UBND thành phố điều chỉnh giá kịp thời các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tham gia chương trình bình ổn thị trường.
Với UBND TP. Thủ Đức và UBND các quận, huyện thì Thành phố cung yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát và có biện pháp xử lý đối với các điểm bán hàng tự phát xung quanh các chợ truyền thống, các chợ đầu mối và khu dân cư; kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, đặc biệt mặt hàng thịt heo; chỉ đạo các phòng chức năng tổ chức nắm tình hình giá cả thị trường; trường hợp biến động giá, các trường hợp mất cân đối cung cầu trên địa bàn.
Ngay sau đó, Sở Công thương TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường các biện pháp quản lý giá, cung cầu hàng hóa các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.
Tiểu thương chợ truyền thống niêm yết giá, cạnh tranh với "chợ mạng"
Ghi nhận tại chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10 đã có 100% tiểu thương thực hiện việc công khai giá bán. Nhiều khách mua hàng thiết yếu khi bước vào chợ Nguyễn Tri Phương đều cho rằng, rất yên tâm khi được mua hàng đúng giá (từ rau, củ, quả cho đến các loại lương thực, thực phẩm). Gần như sạp hàng nào cũng được các tiểu thương treo bảng giá minh bạch, rõ ràng. Từ món hàng có giá trị nhỏ đến món hàng có giá trị lớn đều được công khai.
Cách làm này sẽ góp phần kiềm chế được lạm phát, dẫn đến đời sống của người dân ổn định hơn, đặc biệt là người làm công ăn lương, kiểm soát được giá sẽ hạn chế được tình trạng tăng lương - tăng giá.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc niêm yết giá cũng sẽ giúp các cơ quan nhà nước quản lý giá hiệu quả hơn, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng mua hàng đúng giá, đúng chất lượng, cân đối được chi tiêu hàng ngày và đặc biệt sẽ kích cầu tiêu dùng.
Xu hướng thị trường tiêu dùng ngày ngày càng ưu tiên yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm, lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc sản xuất rõ ràng, chưa kể có nhiều chương trình khuyến mãi được các siêu thị, trung tâm thương mại, mua sắm qua các trang thương mại điện tử... khiến đa số khách hàng đang dần dần thay đổi thói quen tiêu dùng, mua sắm.
Chợ truyền thống không chỉ là nơi để mua bán, mà còn là nét văn hóa của người dân Việt Nam. Mạng lưới chợ truyền thống vẫn giữ vai trò là đầu mối lưu thông hàng hóa, nơi cung cấp thực phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày của người dân.
Mặc dù chợ truyền thống đang mất một số lợi thế cạnh tranh so với đa dạng hình thức mua bán trực tuyến, nhưng nhìn chung, người dân cho rằng chợ truyền thống là một nét văn hóa đẹp và không thể hoàn toàn thay thế bởi kênh mua sắm khác.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.