Thứ ba, 07/05/2024

Cuộc đời "không chồng, không internet, không thẻ ATM" của chủ tiệm bánh nức tiếng TP.HCM

25/09/2023 6:53 PM (GMT+7)

Cuốn theo đam mê, dì Gái (78 tuổi, chủ tiệm bánh Như Lan) quyết định không lấy chồng. Một thân một mình giữa cuộc sống đổi thay, dì vẫn nói không với internet, điện thoại thông minh, thẻ ngân hàng...

Cuộc đời "không chồng, không internet, không thẻ ATM" của chủ tiệm bánh nức tiếng TP.HCM - Ảnh 1.

"Chị mua bánh tặng ai vậy?", dì Gái (tên thật Nguyễn Thị Dậu) lên tiếng khi chứng kiến người đàn bà lớn tuổi tỉ mẩn chọn từng chiếc bánh Trung thu.

"Tôi mua cho học sinh ở lớp tình thương", người phụ nữ đáp.

"Thế thì tôi tặng chị thêm 50 cái nữa cho đủ 100, chia mỗi cháu 2 bánh cho bọn trẻ mừng", dì Gái đề nghị khiến người khách mua hàng không khỏi xúc động.

Đáp lại những cái nhìn ngạc nhiên, bà chủ tiệm bánh cười giải thích, mỗi mùa Trung thu, bên cạnh việc buôn bán, dì vẫn thường gửi bánh cho trẻ em nghèo, lực lượng chức năng, bộ đội ở đảo xa… Đó là một trong những tâm nguyện, việc muốn làm của dì ở tuổi gần 80.

"Tôi đã già yếu, tiền bạc không cần nhiều nên được giúp đỡ, chia sẻ với xã hội đã là điều hạnh phúc", dì Gái khẳng định.

Cuộc đời "không chồng, không internet, không thẻ ATM" của chủ tiệm bánh nức tiếng TP.HCM - Ảnh 2.

Ở tuổi 78, dì Gái vẫn trực tiếp điều hành và chỉ đạo việc sản xuất từng mẻ bánh tại tiệm Như Lan. Ảnh: Loan Tô.

Thợ làm bánh 12 tuổi

Có mặt gần 60 năm, tiệm bánh Như Lan là một phần không thể thiếu trong ký ức người Sài Gòn. Mỗi dịp Trung thu, góc đường Hàm Nghi (quận 1, TP.HCM) luôn có hàng trăm người đứng xếp hàng cả ngày cả đêm, đợi để mua những hộp bánh hoài niệm.

Dì Gái chia sẻ, mỗi năm Như Lan bán 50-60 tấn bánh Trung thu các loại. Thế nhưng, để đạt thành công này là cả hành trình khó khăn, chỉ thực sự có tâm với nghề mới theo đuổi được.

Thuở nhỏ, dì Gái theo bố mẹ từ miền Bắc chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Vì nhà gần chợ nên sáng sáng trước khi đến trường, cô gái nhỏ đều ghé qua ngó các lò bánh nướng thủ công. Sự tỉ mẩn, khéo léo từ bàn tay của các bà, các mẹ làm dấy lên đam mê bếp núc, công việc nấu nướng của cô bé.

12 tuổi, dì Gái mày mò học làm bánh. Có hôm dì còn mang bánh mì, khoai lang, khoai mì đến trường bán cho bạn bè. Biết chuyện, gia đình dì Gái phản đối kịch liệt chuyện con cái bỏ học để chọn nghề chân tay.

"Mẹ tôi khó tính lắm! Bà cho rằng cái nghề buôn bán, nấu nướng chỉ dành người thấp kém, làm xấu mặt gia đình, nên nhất quyết bắt tôi lớn lên phải thành công nhân viên chức", dì Gái kể.

Cuộc đời "không chồng, không internet, không thẻ ATM" của chủ tiệm bánh nức tiếng TP.HCM - Ảnh 3.

Những chiếc bánh Trung thu Như Lan là một phần không thể thiếu trong ký ức của người TP.HCM. Ảnh: Loan Tô.

18 tuổi, dì Gái sáng đi làm công ty, chiều lại cột áo dài đạp xe chở mẹt nghêu, sò, ốc, hột vịt lộn ra lề đường đứng bán. Được dăm ba tháng, nhận thấy nghề văn phòng không phù hợp, dì Gái táo bạo dọn ra khỏi nhà để bắt đầu hành trình riêng của bản thân.

Khi ấy, nghe ở đâu có thầy giỏi, có cuốn sách hay, dì Gái liền tìm tới học. Chiếc xe bánh mì ở góc đường Lý Chính Thắng (quận 3, TP.HCM) của dì nhanh chóng trở nên nổi tiếng.

"Mía ghim, khoai mì, bánh xèo, bông lan, món nào tôi cũng thử làm qua. May mắn trời thương nên bán gì đắt nấy, khách đông đến mức làm không kịp thở. Thế nhưng bố mẹ vẫn chưa bao giờ coi trọng công việc của tôi…", dì Gái nhớ lại.

Từ ki-ốt nhỏ đến tiệm bánh nức tiếng Sài thành

Năm 1968, dì Gái vay mượn tiền góp, mở một tiệm bánh nhỏ xíu trên góc đường Hàm Nghi. Chẳng bao lâu, chính quyền ra quyết định dẹp lề đường, ki-ốt bánh cũng bị thu hồi khiến dì khóc như mưa.

Thấy vậy, một người đàn ông bèn cho dì Gái thuê lại mặt tiền căn nhà ông ở. Tiệm bánh Như Lan đầu tiên ra đời tại đó.

"Tôi tự tay đánh trứng, làm từng chiếc bánh để bán. Một thời gian sau, đi học nghề mà xưởng nào cũng kêu giỏi quá, còn cố tình chỉ tôi làm sai. Cuối cùng, nhờ sách, nhờ thầy, tôi tự sáng tạo ra công thức làm bánh riêng", dì Gái kể.

Cuộc đời "không chồng, không internet, không thẻ ATM" của chủ tiệm bánh nức tiếng TP.HCM - Ảnh 4.

Cuộc đời "không chồng, không internet, không thẻ ATM" của chủ tiệm bánh nức tiếng TP.HCM - Ảnh 5.

Vài năm sau, nhận thấy nhu cầu Việt kiều về nước cần mua bánh số lượng lớn dịp lễ Trung thu, dì Gái mày mò làm thêm. Nhằm đảm bảo chất lượng, dì tự tay chuẩn bị tất cả nguyên liệu như lạp xưởng, thịt, trứng muối, hạt dưa… Nhờ hương vị khác biệt, cái tên bánh Trung thu Như Lan vừa ra mắt đã thu hút, trở thành món quà không thể thiếu của người thành phố mỗi dịp lễ.

Sau khi có tiền, dì Gái mua đứt 2 căn nhà mặt tiền để mở rộng cơ ngơi. Đến nay 60 năm, Như Lan vẫn luôn nhộn nhịp, đông khách. Hỏi về bí quyết giữ chân khách hàng, dì Gái chia sẻ không có gì ngoài việc làm "có tâm và có tâm".

"Khi bắt đầu yêu thích làm bánh, tôi đã tự đặt mục tiêu, con đường cho bản thân. Tôi đến nhiều nơi, thử nhiều nguyên liệu. Nhiều mối thậm chí đổ hàng rẻ hơn chi phí tôi tự sản xuất nhưng không ngon, tôi sẵn sàng từ chối. Vì vậy, suốt mấy chục năm, Như Lan vẫn không đổi hương vị, giá bán nhiều năm nay cũng chẳng thay đổi, khách vì vậy mà tin tưởng, luôn trở lại", dì Gái chia sẻ.

Cuộc sống kỳ lạ của bà chủ tiệm bánh

Hiện tại, mỗi mùa Trung thu, lượng sản xuất lên tới hàng chục tấn bánh nhưng dì Gái vẫn luôn tự mình chỉ đạo, ninh nếm nhân, vỏ bánh. 60 năm, thói quen làm việc từ 7h sáng đến 2h đêm vẫn được duy trì. Đặc biệt, 365 ngày trong năm, cửa hàng chỉ đóng cửa duy nhất một đêm 30 Tết.

"Để giữ gìn sức khỏe, mỗi sáng tôi đều đi bơi, chiều chơi bóng bàn, ngủ đủ giấc. Nhờ vậy, bao nhiêu năm, ngoại trừ mắc bệnh tim, tôi vẫn cáng đáng chừng ấy công việc", dì Gái nói.

Cuộc đời "không chồng, không internet, không thẻ ATM" của chủ tiệm bánh nức tiếng TP.HCM - Ảnh 6.

Dù cuộc sống hiện đại, dì Gái vẫn không điện thoại thông minh, không internet, chẳng biết tới thẻ ngân hàng. Ảnh: Loan Tô

Cuốn theo đam mê, sự nghiệp riêng nên cả thanh xuân dì Gái chẳng có lấy một mối tình. Mãi đến khi yên ổn nhìn lại thì đã quá lứa lỡ thì, dì Gái quyết định một mình ở vậy. Và dù cuộc sống hiện đại có bao đổi thay, ở tiệm bánh tuổi đời hơn nửa thế kỷ này, người ta vẫn cảm nhận điều gì đó rất cũ kỹ.

Bà chủ tiệm vẫn nói không với những thứ thời thượng như điện thoại thông minh, internet, thẻ ngân hàng...

Ở tuổi 78, sức khỏe không còn tốt, cũng chẳng còn ai nối nghiệp, điều dì Gái mong mỏi nhất là có thể tìm được một người tâm huyết lưu giữ hương vị Như Lan giữa lòng thành phố.

"Nhiều công ty muốn tôi nhân rộng mô hình, đưa bánh ra nước ngoài, nhưng tôi từ chối. Bởi mỗi chiếc bánh thơm ngon phải tự tay làm, có công thức riêng chứ đã qua công nghiệp sẽ không còn chất Như Lan. Tôi không mong mỏi nhiều, chỉ chờ ngày nào đó tìm được người đủ tâm và sức khỏe theo nghề. Khi ấy, tôi sẵn sàng truyền dạy và trao cả cơ ngơi này…", dì Gái mỉm cười.

Cuộc đời "không chồng, không internet, không thẻ ATM" của chủ tiệm bánh nức tiếng TP.HCM - Ảnh 7.

Bức ảnh bà chủ tiệm chụp với em gái được trịnh trọng treo giữa bàn làm việc. Ảnh: Loan Tô

Chị Thảo (40 tuổi, ngụ quận 10, TP.HCM) chia sẻ: Năm nào gia đình cũng mua ít nhất 3 hộp bánh Trung thu để tặng bạn bè và gia đình. Trong đó, dù hiện nay có nhiều loại bánh với mẫu mã đẹp, hương vị đa dạng, nhưng bố mẹ chị vẫn chỉ yêu thích bánh Như Lan.

"Ở TP.HCM, đã Trung thu thì phải ăn bánh Như Lan, bao năm qua như thói quen cửa miệng mỗi người. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi năm nào đến ngày này tiệm bánh cũng đông nghịt. Người ta tìm mua bánh còn vì chút gì đó hoài niệm hương vị thời gian", anh Quốc Thành (ngụ quận 3, TP.HCM) vừa khoe hộp bánh mới mua vừa cười chia sẻ.

Theo Dân trí

Theo Dân trí

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phân bón Cà Mau: Đón nhận nhiều tình cảm từ chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng”

Phân bón Cà Mau: Đón nhận nhiều tình cảm từ chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng”

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã một lần nữa khẳng định vị thế của một doanh nghiệp lớn trong ngành và tạo ra ấn tượng sâu sắc với gần 1.700 nông dân và đại lý từ khắp cả nước thông qua giai đoạn 1 chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng 2024".

Trung tâm Y học Thể thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn châu Á

Trung tâm Y học Thể thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn châu Á

Ngày 6/5, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chính thức được công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc theo chuẩn của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC).

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

Qantas Airways, hãng hàng không quốc gia Úc, đã đồng ý chi ra 120 triệu đô-la Úc (79 triệu USD) để giải quyết cho hành vi lừa dối khách hàng vì đã bán hàng ngàn vé cho "các chuyến bay ma".

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe

Ngày 6/5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị lựa chọn phương án mở rộng dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành (thuộc cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây) với quy mô 10 làn xe.

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac, thương hiệu xe sang tiêu biểu cho ngành ô tô Mỹ, đang cài số lùi cho kế hoạch phát triển xe thuần điện vì sẽ kéo dài thời gian cho xe lai hybrid giữa động cơ đốt trong và điện.