Thứ hai, 14/10/2024

Ghìm cương lạm phát

15/07/2023 8:00 AM (GMT+7)

Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm tăng thấp nhưng lạm phát những tháng cuối năm vẫn có khả năng tăng cao do chịu áp lực từ nhiều yếu tố.

Áp lực từ nhiều phía

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 4,74%. Đây là chỉ số CPI tương đối thấp trong điều kiện lạm phát ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn cao và giá cả nhiều mặt hàng như nguyên, nhiên vật liệu đầu vào của nền sản xuất tăng cao.

Ghìm cương lạm phát - Ảnh 1.

Người tiêu dùng chọn mua hàng tại siêu thị trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Nhìn vào một số chỉ tiêu thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2023 đã cho thấy những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh phần lớn kinh tế các nước đang gặp nhiều khó khăn về tăng trưởng thấp và lạm phát gia tăng.

Tuy nhiên, các nhân tố ảnh hưởng tới lạm phát của Việt Nam 6 tháng cuối năm vẫn rất lớn, bao gồm cả nhân tố khách quan do tác động từ nền kinh tế thế giới và cả các nhân tố từ nội tại trong nước.

Trước hết, lạm phát toàn cầu đã có xu hướng giảm thấp nhưng vẫn còn ở mức tương đối cao có thể làm nền kinh tế Việt Nam nhập khẩu lạm phát. Ngoài ra, những cú sốc về nguồn cung có thể làm tăng giá hàng hóa.

Gián đoạn nguồn cung dầu và các nguyên liệu do xáo trộn địa chính trị có thể tác động dai dẳng đến thị trường toàn cầu. Giá năng lượng cao hơn sẽ chuyển sang giá tiêu dùng và làm kỳ vọng lạm phát tăng lên.

Dự báo trong 6 tháng cuối năm 2023 nếu giá dầu và nguồn cung nguyên vật liệu tăng cao, lạm phát của các nền kinh tế lớn vẫn ở mức cao, kinh tế thế giới phục hồi chậm, các DN Việt Nam tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6,3 - 7% thì khả năng lạm phát cả năm sẽ trong khoảng 3,3 - 3,5%.

Việt Nam là quốc gia có độ mở cửa hội nhập sâu rộng, toàn diện với thế giới và mức độ nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất chiếm tới 37% nên khả năng nhập khẩu lạm phát thông qua nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu đầu vào rất lớn.

Bên cạnh đó, nội tại nền kinh tế trong nước cũng đang có nhiều áp lực đến lạm phát. Hoạt động du lịch, dịch vụ và xuất nhập khẩu trong quý III và IV/2023 có xu hướng tiếp tục tăng cao sẽ có thể đẩy lạm phát tăng.

Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 10,02 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Khả năng vốn FDI sẽ tiếp tục được giải ngân tăng cao trong nửa cuối năm 2023 cũng sẽ là một nhân tố có thể giúp tỷ giá VND so với các ngoại tệ bớt căng thẳng. Nhưng việc giải ngân cao cũng đòi hỏi lượng nguyên nhiên vật liệu, vật tư, lao động và các yếu tố sản xuất tăng cao, đẩy lạm phát tăng cao.

Đặc biệt, ngày 14/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP quy định về mức tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1/7/2023. Đây sẽ là nhân tố gây sức ép tăng cung tiền và tăng áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm 2023.

Tránh lạm phát tâm lý

Để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4,5% như chỉ tiêu của Quốc hội và tìm cách ổn định thị trường tài chính tiền tệ, tiếp tục hạ thấp tỷ lệ lạm phát, nhiệm vụ quan trọng nhất là tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế.

Ghìm cương lạm phát - Ảnh 2.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục theo dõi sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính – tiền tệ.

GDP quý II/2023 tăng trưởng 4,14% so với cùng kỳ năm trước, là tốc độ tăng thấp trong nhiều năm. Rất cần thúc đẩy mức tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định nền kinh tế, giúp ổn định tâm lý, tránh tình trạng “lạm phát do tâm lý”.

Song song với đó, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục theo dõi sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính – tiền tệ, chủ động, thực hiện điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Qua đó, từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam, góp phần kìm giữ lạm phát cơ bản để làm cơ sở cho việc kìm giữ chỉ số CPI. Cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc cung tiền, mở rộng tín dụng và điều hành linh hoạt lãi suất, tỷ giá để giảm sức ép lạm phát trong các tháng cuối năm. Cung tiền trong thời gian qua đang tăng thấp, tín dụng 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,13 %.

Bộ Tài chính cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tính toán cẩn trọng mức độ, thời hạn, hình thức, phương thức huy động vay nợ công để vừa bảo đảm kích thích nền kinh tế hồi phục và phát triển nhanh chóng, vừa bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo đảm khả năng trả nợ vay và sự ổn định và phát triển trong dài hạn của nền kinh tế.

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, tránh tình trạng “té nước theo mưa” của một số chủ thể, nhất là với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, hàng hóa, thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm ổn định mặt bằng giá cả. Đặc biệt trong thời điểm sau 1/7/2023 khi việc tăng lương cơ sở được thực hiện.

Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi chặt chẽ về sự biến động trên cả thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu DN, có biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh các tình huống đột xuất có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính tiền tệ và lạm phát.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nữa là công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá, thực hiện tốt các quy định về công khai, minh bạch các thông tin về giá. Từ đó, tránh lạm phát kỳ vọng, tránh các tin đồn thất thiệt gây hoang mang tâm lý, ảnh hưởng xấu tới mặt bằng giá cả của một số mặt hàng và mặt bằng giá cả của nền kinh tế.

Theo Kinh tế & Đô thị

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Olympia, nam sinh Huế và tính thuần Việt

Olympia, nam sinh Huế và tính thuần Việt

Cuộc thi gameshow kiến thức học sinh Olympia năm 2024, nam sinh người Huế bấm được nút giành quyền trả lời câu hỏi; chưa trả lời thì bạn đã la hét hò reo, lăn ra sàn ăn mừng chiến thắng. Dư luận có người khen nhưng cũng có người nghĩ khác.

Nông dân cần hỗ trợ vốn, khoanh nợ để phục hồi sản xuất sau bão số 3

Nông dân cần hỗ trợ vốn, khoanh nợ để phục hồi sản xuất sau bão số 3

Để phục hồi sản xuất sau bão số 3, nhiều nông dân mong muốn được hỗ trợ nguồn vốn và được vay mới; khoanh nợ, giãn nợ, hoãn trả đối với những khoản vay đã bị cơn bão làm thiệt hại.

Lãnh đạo Hội Nông dân, Bộ NNPTNT lắng nghe ý kiến nông dân xuất sắc

Lãnh đạo Hội Nông dân, Bộ NNPTNT lắng nghe ý kiến nông dân xuất sắc

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX với chủ đề: "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lắng nghe nông dân nói" là dịp để nông dân bày tỏ ý kiến, kiến nghị với lãnh đạo.

Trí tuệ nhân tạo khiến nhân viên TikTok mất việc hàng loạt

Trí tuệ nhân tạo khiến nhân viên TikTok mất việc hàng loạt

Tập đoàn mẹ tại Trung Quốc của TikTok mới thông báo sa thải hàng trăm nhân viên trên thế giới vì đang dùng AI (trí tuệ nhân tạo) thay cho con người trong khâu kiểm duyệt nội dung.

Khát vốn, Becamex đặt 'đòn bẩy' lên trái phiếu

Khát vốn, Becamex đặt 'đòn bẩy' lên trái phiếu

Công cụ trái phiếu doanh nghiệp đang tiếp tục được Becamex đã sử dụng làm đòn bẩy tài chính. Theo 1 công ty chứng khoán, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của Becamex (mã BCM) cao hơn so với trung bình ngành bất động sản.

To nhưng không thích ứng nhanh với thị trường, 7-Eleven sẽ ra sao?

To nhưng không thích ứng nhanh với thị trường, 7-Eleven sẽ ra sao?

Trong khi thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới dự kiến lớn nhất thế giới năm 2024 chưa chốt xong, 7-Eleven (bên bán) đang phải thu hẹp quy mô để có thể duy trì lợi nhuận. Theo các nhà phân tích, "ông lớn" bán lẻ Nhật Bản đã chậm chân trong thích ứng với thị trường.