Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh tế vĩ mô tháng 7 và 7 tháng đầu năm, cho biết nền kinh tế giữ được xu hướng phục hồi, dần lấy lại đà tăng trưởng, tháng sau tích cực hơn tháng trước.
Chính phủ đã chủ động giải quyết, ứng phó những vấn đề mới phát sinh, trước các thách thức từ bên ngoài, nhất là từ cuối năm 2022 và trong những tháng đầu năm 2023, góp phần củng cố niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân.
Riêng trong tháng 7, Thủ tướng tiếp tục đôn đốc tiến độ các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia như cao tốc, Cảng hàng không quốc tế Long Thành; xử lý khó khăn, vướng mắc của các dự án, nhất là về cung ứng vật liệu xây dựng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng, giải phóng mặt bằng… Đồng thời, đẩy nhanh chuẩn bị đầu tư các dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Hòa Bình - Mộc Châu, Gia Nghĩa - Chơn Thành…
Đáng chú ý là tổng vốn FDI đăng ký tháng 7 đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng gần 9% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng đạt gần 16,24 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ 2022; vốn FDI thực hiện 7 tháng đạt khoảng 11,58 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ.
Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khó khăn, thách thức còn rất lớn, không thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn. Trong khi đó, khả năng chống chịu của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đến mức giới hạn.
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho thấy 7 tháng qua, hơn 113.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Trong đó số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 66.800 doanh nghiệp, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước; 36.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 27,9%. Bình quân một tháng có 16.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 sáng 5/8, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng áp lực tăng trưởng là rất lớn, nên thời gian tới cần thúc đẩy hơn nữa các động lực về tiêu dùng trong nước, đầu tư và xuất khẩu.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần đặt Việt Nam trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới. Các tổ chức quốc tế đánh giá và dự báo tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam. Việt Nam tăng 4 bậc về "Chỉ số Hòa bình toàn cầu" năm 2023.
Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ rõ những tồn tại, thách thức, đó là lạm phát có xu hướng giảm nhưng vẫn chịu nhiều sức ép. Tăng trưởng tín dụng thấp, hấp thụ vốn còn yếu. Điều hành chính sách tiền tệ trong nước chịu khó khăn chung trong bối cảnh nhiều nước tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Cùng với đó, Thủ tướng lưu ý doanh nghiệp tiếp cận vốn khó khăn, đơn hàng sụt giảm. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn nhiều vướng mắc. Công nghiệp tiếp tục phục hồi nhưng chậm...
Trong tháng 8 và những tháng cuối năm, Thủ tướng yêu cầu các bộ, địa phương tăng cường phân tích, dự báo tình hình để có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả. Đồng thời chuẩn bị kỹ các phương án, kịch bản ứng phó; dứt khoát không để bị động; có giải pháp đúng và trúng để tập trung thực hiện hiệu quả với tinh thần tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, bền bỉ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Trọng tâm chỉ đạo, điều hành là ưu tiên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn, việc làm, kiểm soát lạm phát, nâng cao đời sống cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh…
Thủ tướng yêu cầu đặc biệt lưu ý 6 nội dung, thứ nhất là bảo đảm cân bằng, hòa hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá.
Thứ 2 là ưu tiên cho tăng trưởng, thúc đẩy cả tổng cung, tổng cầu, 3 động lực tăng trưởng: đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.
Lưu ý thứ 3 là tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả - tiếp tục giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn nợ..., tăng hạn mức tín dụng, cung tiền M2 phù hợp.
Thứ 4 là thực hiện chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát (tiếp tục miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, đẩy nhanh hoàn thuế, đẩy mạnh đầu tư công...
Lưu ý thứ 5 là bảo đảm an ninh tiền tệ, tài chính quốc gia, theo dõi sát tình hình bên trong và bên ngoài để có đối sách phù hợp kịp thời
Cuối cùng là cần rút ngắn quy trình, thủ tục xây dựng thể chế và văn bản.
Trọng tâm chỉ đạo, điều hành những tháng cuối năm là ưu tiên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn, việc làm, sinh kế cho người dân gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao đời sống cho nhân dân…
Bamboo Airways sẽ khai thác trở lại đường bay thường lệ tới Bangkok. Đây là động thái đầu tiên của hãng này sau một năm dừng bay thường lệ quốc tế, để tập trung tái cơ cấu.
Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM và 1 trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc ban này.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.