Theo Công điện của Văn phòng Chính phủ, cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; các Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM.
Thành phần tham dự hội nghị còn có các doanh nghiệp lớn Vingroup, SunGroup, Novaland, Hưng Thịnh Land, Phú Cường, Becamex IDC Bình Dương, Ecopark, Nam Long, Hoàng Quân… cùng các doanh nghiệp xây dựng như Coteccons, Hòa Bình, Vinaconex.
Các ngân hàng thương mại Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Techcombank, MB Bank cũng không thể vắng mặt tại hội nghị này.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ,thông điệp của Hội nghị là chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thị trường bất động sản phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững. Tinh thần là cùng chung tay giải quyết, đề cao trách nhiệm vì lợi ích chung, hài hòa lợi ích, giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu cùng phân tích, đánh giá khách quan, trung thực tình hình thực hiện Nghị quyết 33 của Chính phủ và thị trường bất động sản hiện nay; phân tích kỹ nguyên nhân để đưa ra nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thị trường, tập trung vào các vấn đề liên quan tới pháp lý, nguồn vốn, quy hoạch, tài chính, ngân hàng, thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền…
Nghị quyết 33 ban hành ngày 11/3/2023, sau Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 17/2, để tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Nghị quyết được các chuyên gia đánh giá đã "bắt đúng bệnh" của thị trường bất động sản, xác định cụ thể các khó khăn, vướng mắc chủ yếu.
Chính phủ đã chỉ đạo tổng thể các giải pháp và giao nhiệm vụ rất cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt yêu cầu các doanh nghiệp phải ưu tiên nguồn lực để thanh toán nợ, nhất là nợ trái phiếu; chủ động nghiên cứu giá cả, cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thị trường.
Hai nút thắt chính của thị trường bất động sản là vướng mắc pháp lý và nghẽn dòng tiền được ưu tiên tháo gỡ.
Cụ thể, doanh nghiệp bất động sản khó khăn được xem xét giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ. Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro với các phân khúc bất động sản. Các ngân hàng thương mại có biện pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường.
Đáng chú ý, Chính phủ đưa ra mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, phân khúc đang thiếu hụt trên thị trường, để tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng người dân về nhà ở…
Báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản trong quý II/2023 của Bộ Xây dựng cho biết, theo thống kê mới nhất của một số tổ chức khảo sát đánh giá số doanh nghiệp đã giải thể tăng khoảng 30,4% so cùng kỳ năm2022, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới cũng giảm khoảng 61,4% so cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, về pháp lý, về nguồn vốn, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp rất lớn trong khi niềm tin của nhà đầu tư, tính thanh khoản thị trường bất động sản thấp.
Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.
Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, nâng cấp nền kinh tế số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu…
Tạp chí Fortune (Mỹ) vừa công bố danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, qua đó vinh danh 100 nữ doanh nhân hàng đầu các lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam có ba đại diện góp mặt trong danh sách này.
93 doanh nghiệp và 84 doanh nhân được UBND TP.HCM công nhận là những doanh nghiệp, doanh nhân TP.HCM tiêu biểu. Họ đóng góp ngân sách tổng cộng 16.429 tỉ đồng, tạo việc làm ổn định cho 58.257 lao động.
UBND TP.HCM vừa quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc ở thành phố.