Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều tối 4/7, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn thông tin nhiều nội dung, kết quả tháo gỡ khó cho các dự án bất động sản trong thời gian vừa qua.
Ông Văn cho biết Tổ công tác của Thủ tướng thời gian qua đã trực tiếp làm việc với nhiều địa phương, trong đó đặc biệt có 6 tỉnh thành Tổ công tác trực tiếp can thiệp, là TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và Đồng Nai.
Tổ công tác cũng đã nhận được khoảng 108 văn bản từ các tỉnh, địa phương, doanh nghiệp. Bộ Xây dựng - cơ quan thường trực của Tổ công tác, đã rà soát, chuyển các văn bản này tới UBND tỉnh thuộc thẩm quyền; đồng thời trực tiếp giải quyết các vấn đề thuộc trách nhiệm thuộc bộ, ngành, báo cáo Thủ tướng những vấn đề khó khăn.
Đối với các dự án cụ thể, trong thời gian qua, Tổ công tác đã giải quyết các vấn đề quan trọng, với 3 nhóm.
Đầu tiên là đôn đốc các địa phương có rất nhiều vấn đề vướng mắc thuộc thẩm quyền phải chủ động giải quyết.
Thứ hai là đề nghị các bộ, ngành hướng dẫn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các địa phương. Thứ ba là phối hợp với các địa phương để tham mưu cho Thủ tướng và trình Thủ tướng những nội dung liên quan đến các quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các dự án lớn, phức tạp, Tổ công tác làm việc trực tiếp để trao đổi. Nổi lên một số dự án, một số địa phương rất quan tâm tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận.
Ví dụ, ở Đồng Nai, Tổ công tác đã rà soát 7 dự án bất động sản lớn, trong đó có của Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Hưng Thịnh. Các vấn đề khó khăn, vướng mắc tại đây được xác định như không thuộc quy hoạch hay không bố trí 20% nhà ở xã hội.
Những nội dung này, Bộ Xây dựng cũng đã tham mưu cho Thủ tướng. Ngày 31/5 vừa rồi, Thủ tướng đã thống nhất với các phương án tham mưu của Tổ công tác, sẽ triển khai trong thời gian tới.
Tại TP.HCM, Tổ công tác đã làm việc và giải quyết khoảng 30 kiến nghị, trong đó có 10 kiến nghị về nhà ở xã hội, 10 kiến nghị về cải tạo chung cư và 4 nội dung về quy hoạch. Về cơ bản, một số kiến nghị thuộc về những lĩnh vực mà địa phương hiểu và chưa áp dụng pháp luật một cách đầy đủ.
Với tỉnh Bình Thuận, có liên quan tới Novaland, Tổ công tác cũng đã tham mưu cho Thủ tướng và phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường giải quyết những vấn đề giá đất, tiền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn cho biết thêm đây mới là sơ bộ một số địa phương, một số dự án cụ thể mà Tổ công tác đã làm việc. Theo ông, các địa phương thời gian qua đều rất tích cực thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản. Tuy nhiên, do thời gian chưa nhiều và những vấn đề tồn tại, vướng mắc có quá trình dài, nên cần có thêm thời gian để tập trung giải quyết.
Với nhóm vấn đề liên quan đến thị trường vốn, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã ban hành một loạt thông tư, như Thông tư 02/2023 cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ của một số doanh nghiệp, Thông tư 03/2023 về hỗ trợ tín dụng và các ngân hàng nước ngoài mua bán trái phiếu.
Đặc biệt, có chương trình tín dụng 120.000 tỷ dành cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Bộ Xây dựng đã tham mưu cho Thủ tướng phê duyệt đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân trong giai đoạn 2021 – 2030. Cùng với việc xây dựng đề án này, Bộ Xây dựng đã có văn bản hướng dẫn các địa phương xác định đối tượng, danh mục và điều kiện được cho vay vốn.
Bộ cũng tổ chức t hội nghị trực tuyến với các địa phương thúc đẩy đề án này, đặc biệt tiếp cận được nguồn vốn 120.000 tỷ đồng dành cho lĩnh vực vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 trong ngày 4/7, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết tới hiện tại, nhà đầu tư bất động sản là cá nhân và người mua nhà vẫn chưa sẵn sàng đầu tư, nên tín dụng còn đang thấp.
Việc tháo gỡ các khó khăn pháp lý, điều chỉnh giá nhà, giá bất động sản cũng là một trong những giải pháp để có thể thúc đẩy cầu tiêu dùng và đầu tư trong lĩnh vực bất động sản.
Đến 27/6, tín dụng tăng 4,03% và tăng 9,08% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, về cơ cấu tín dụng, tín dụng vào kinh doanh bất động sản trong 5 tháng đầu năm tăng 14%, cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường đã bắt đầu phát huy tác dụng. Tuy nhiên, tín dụng cho tiêu dùng bất động sản trong 5 tháng lại giảm 1,32%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng tới 15%.
Riêng gói cho vay cho nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng, NHNN đã nhận được 3 công văn công bố 15 dự án của các tỉnh Bắc Giang, Trà Vinh và Tây Ninh. Trong đó có 5 dự án đã được cấp phép xây dựng.
Ngoài ra, Bình Định, Phú Thọ và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã công bố 9 dự án. Đã có một số ngân hàng như BIDV, Argibank bắt đầu cho vay trong gói tín dụng này.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.