Thứ ba, 10/12/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (14/12): Khối ngoại có thể còn bán ròng, nhà đầu tư nên chọn mã chứng khoán nào?

14/12/2023 6:30 AM (GMT+7)

Lũy kế từ đầu tháng 12 đến nay, khối ngoại đã bán ròng 4.700 tỷ đồng. Nếu đà bán ròng kéo dài đến cuối tháng, VN-Index rất khó kết thúc năm 2023 tại 1.100 điểm. Do đó, nhà đầu tư cần cẩn trọng quản lý danh mục, sẵn sàng cho các nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn và tập trung vào các cổ phiếu được định giá hợp lý.

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 13/12, VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ với 89 mã tăng và 448 mã giảm. Theo đó, VN-Index ghi nhận tín hiệu tiêu cực khi giảm 13,43 điểm (-1,19%) xuống 1.114,20 điểm. HNX-Index cũng giảm 3,29 điểm (-1,42%) về 228,42 điểm; trong khi UPCoM-Index cũng giảm 0,26 điểm (-0,3%) về 85,09 điểm.

Trong phiên, nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay bán ròng 915 tỷ đồng cổ phiếu. Cụ thể, họ tập trung bán các mã cổ phiếu: VNM FUEVFVND, STB, HPG, VHM…

Yếu tố này được cho là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm điểm. Đồng thời, đây cũng là phiên bán ròng thứ 12 liên tiếp của khối ngoại.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (14/12): Khối ngoại có thể còn bán ròng, nhà đầu tư nên chọn mã chứng khoán nào?  - Ảnh 1.

Gá mục tiêu 1 năm của cổ phiếu VIB được ACBS hướng đến là 27.800 đồng/CP. Ảnh: VIB

Nhà đầu tư không bán đuổi ở những phiên rung lắc mạnh

Trong bối cảnh hiện tại, nhiều khả năng khối ngoại có thể còn bán ròng. Vì vậy, Chứng khoán Asean (Aseansc) cho rằng, nhiều khả năng xu hướng điều chỉnh của thị trường chung sẽ tiếp tục kéo dài trong một vài phiên tiếp theo.

Aseansc khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì quan điểm thận trọng, cân nhắc hạ tỷ trọng danh mục xuống mức dưới 50% và tận dụng các nhịp biến động của thị trường để cơ cấu lại danh mục.

Trong khi đó, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thì nhận định, thị trường sẽ có động thái hồi phục kỹ thuật trong thời gian gần tới để kiểm tra lại nguồn cung, nhưng rủi ro suy yếu có thể vẫn còn tiềm ẩn.

Nhà đầu tư cần chậm lại và quan sát cung cầu trong thời gian gần tới để đánh giá lại trạng thái thị trường. Hiện tại, nên tận dụng nhịp hồi phục để chốt lời ngắn hạn hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

Chứng khoán Đông Á (DAS) thì dự báo, VN-Index có thể tiếp tục vận động dưới khu vực 1.120 điểm trong ngắn hạn, những nhịp phục hồi là cơ hội cơ cấu danh mục, tăng dự phòng sức mua để chờ đợi cơ hội giải ngân danh mục đầu tư trung dài hạn.

Theo DAS, những cơ hội đầu tư có thể đến từ nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công, bán lẻ và khu công nghiệp.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (14/12): Khối ngoại có thể còn bán ròng, nhà đầu tư nên chọn mã chứng khoán nào?  - Ảnh 2.

Lợi nhuận trước thuế năm 2023 của VIB kỳ vọng đạt 11.100 tỷ đồng (+5,6%). Ảnh: VIB

Còn với Chứng khoán BETA, dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index một lần nữa đóng cửa dưới đường MA10 và MA200 sẽ khiến cho áp lực điều chỉnh trong ngày giao dịch hôm nay (14/12) là khá cao.

Dù các chỉ báo kỹ thuật như SAR, MACD vẫn tích cực nhưng chỉ báo MACD Histogram có dấu hiệu suy yếu dẫn đến nhiều khả năng VN-Index sẽ kiểm tra lại vùng hỗ trợ 1.100-1.110 điểm, trong khi đó, mốc 1.130 điểm đang đóng vai trò kháng cự cứng đối với VN-Index.

Trong giai đoạn hiện nay, nhà đầu tư có thể cân nhắc tận dụng nhịp điều chỉnh để mua tích lũy cổ phiếu của những doanh nghiệp có nền tảng tốt và triển vọng kinh doanh khả quan trong quý IV/2023 và năm 2024 trong bối cảnh các chính sách ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vẫn đang được duy trì.

Chọn mã cổ phiếu nào phiên hôm nay?

Phiên giao dịch hôm nay (14/12), Chứng khoán ACB (ACBS) vừa có báo cáo lần đầu và khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VIB của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam.

Theo quan điểm đầu tư của ACBS, dù kết quả kinh doanh dự kiến sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức nhưng định giá của VIB đang ở mức khá hấp dẫn và có thể được cải thiện nhờ môi trường lãi suất thấp lịch sử.

Việc đa dạng hóa nguồn vốn bằng cách huy động vốn dài hạn từ các tổ chức tài chính nước ngoài có lãi suất thấp hơn trong nước giúp chi phí vốn của VIB ở mức khá thấp so với các ngân hàng cạnh tranh, dù đây là một ngân hàng tư nhân bán lẻ có quy mô trung bình. Cộng với việc tập trung cho vay phân khúc bán lẻ có lợi suất cao giúp VIB đạt được khả năng sinh lời vượt trội hơn các ngân hàng khác.

Tuy nhiên, nhu cầu tín dụng cá nhân sụt giảm do thị trường bất động sản trầm lắng sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng tín dụng, biên lãi ròng (NIM) cũng như lợi nhuận của ngân hàng này trong thời gian tới.

Mặc dù chất lượng tài sản suy giảm trong 9 tháng năm 2023 và bộ đệm dự phòng khá mỏng khiến chi phí dự phòng của VIB sẽ ở mức cao trong thời gian tới. Tuy nhiên, ước tính chi phí tín dụng của VIB trong năm 2023-2025 sẽ ở quanh mức 2%, cao hơn so với mức 0,6% của năm 2022.

Lợi nhuận trước thuế năm 2023 và 2024 của VIB kỳ vọng đạt lần lượt 11.100 tỷ đồng (+5,6%) và 11.719 tỷ đồng (+10,1% so với cùng kỳ).

Giá cổ phiếu VIB đang là 19.050 đồng/CP và giá mục tiêu 1 năm của VIB được ACBS hướng đến là 27.800 đồng/CP.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (14/12): Khối ngoại có thể còn bán ròng, nhà đầu tư nên chọn mã chứng khoán nào?  - Ảnh 3.

Giá mục tiêu của cổ phiếu POW là 15.600 đồng/CP. Ảnh: POW

Trong khi đó, Chứng khoán VNDIRECT thì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu POW của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.

Quan điểm đầu tư, EVN dự báo nhu cầu điện quốc gia sẽ tăng 8,9% so với cùng kỳ trong năm 2024, cao hơn so với mức tăng trưởng ước tính 4,6% của năm 2023. EVN dự kiến sẽ huy động nhiệt điện ngay từ đầu năm, do đó nhiệt điện sẽ được huy động ở mức cao trong năm 2024.

Trong năm 2023, POW có 6 đợt bảo dưỡng trùng tu các nhà máy điện, ảnh hưởng đến sản lượng điện huy động. Sang năm 2024, các nhà máy của công ty được kỳ vọng sẽ vận hành liên tục do không có lịch bảo dưỡng nào vào năm tới.

Dự phóng tổng sản lượng huy động của công ty sẽ tăng 23% và tổng doanh thu tăng 18% so với cùng kỳ trong năm 2024.

Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3 và 4 là dự án trọng điểm của POW với tổng vốn đầu tư 34.000 tỉ đồng. Nhà máy này được coi là động lực tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn của công ty. Đây sẽ là dự án điện đầu tiên tại Việt Nam sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), góp phần thực hiện cam kết giảm phát thải carbon.

Định giá POW hấp dẫn nhờ triển vọng lợi nhuận và vị thế dẫn đầu mảng điện khí.

Hiện, giá cổ phiếu POW được giao dịch ở mức 11.400 đồng/CP và giá mục tiêu của cổ phiếu này là 15.600 đồng/CP.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

'Cơn sốt' Bitcoin: Đầu tư, đầu cơ hay bong bóng?

'Cơn sốt' Bitcoin: Đầu tư, đầu cơ hay bong bóng?

Hiện nay, hơn 100.000 USD, một số tiền rất lớn, mới có thể mua được 1 Bitcoin. Diễn biến giá gần đây của Bitcoin có thể là một cơn sốt đầu cơ trong đó đồng tiền điện tử này có nguy cơ trở thành bong bóng. Giá Bitcoin nay đã tăng khoảng 1.000% so với đầu năm 2019.

Tăng trưởng tín dụng năm 2024 sẽ đạt được 15%

Tăng trưởng tín dụng năm 2024 sẽ đạt được 15%

Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 7/12/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 12,5% và khá tích cực so với cùng kỳ năm 2023.

Những rủi ro trong "cơn sốt" bitcoin

Những rủi ro trong "cơn sốt" bitcoin

Giá bitcoin tăng hơn 40%, thu hút sự chú ý của thị trường toàn cầu, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền kỹ thuật số và lựa chọn một số người có cùng quan điểm này vào nội các.

Trump 2.0 nhấn ga cho tâm lý hưng phấn với Bitcoin

Trump 2.0 nhấn ga cho tâm lý hưng phấn với Bitcoin

Tuy giá Bitcoin đã lần đầu vượt mốc 100.000 USD nhưng giới đầu tư quốc tế vẫn có người dám "mua cao, sẽ bán cao hơn" trong bối cảnh nước Mỹ thời Trump 2.0 muốn trở thành trung tâm tiền điện tử toàn cầu.

Bitcoin lên đỉnh, bỏ mốc 100.000 USD lại phía sau

Bitcoin lên đỉnh, bỏ mốc 100.000 USD lại phía sau

Bitcoin vừa đã vượt mốc 100.000 USD. Không những vậy, loại tiền điện tử đình đám thế giới này còn cao hơn 103.000 USD trong hôm nay 5/12.

Vì sao Bessent được coi là Bộ trưởng Tài chính Mỹ 'lý tưởng' đối với Việt Nam?

Vì sao Bessent được coi là Bộ trưởng Tài chính Mỹ 'lý tưởng' đối với Việt Nam?

Các quyết định nhân sự liên quan đến kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump giúp giảm rủi ro đối với các nhà đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, người được chọn làm Bộ trưởng Tài chính được coi là yếu tố tích cực cho Việt Nam, theo một nhà kinh tế người Mỹ nhiều kinh nghiệm.