Thứ năm, 28/11/2024

Lo ngại nhà đầu tư rời thị trường TP.HCM khi thu thuế bất động sản thứ 2

15/12/2022 7:00 PM (GMT+7)

Theo nhiều chuyên gia, đề xuất thí điểm đánh thuế bất động sản thứ hai tại TP.HCM có thể gây tác dụng ngược, làm dấy lên làn sóng "tháo chạy" của các nhà đầu tư khỏi thành phố lớn để về vùng ven.

TP.HCM tiếp tục đề xuất thu thuế bất động sản thứ 2

UBND TP.HCM vừa có tờ trình Chính phủ việc xây dựng nghị quyết về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển Thành phố. Nghị quyết này thay thế cho Nghị quyết số 54/2017/QH14 (Nghị quyết 54).

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 54, TP.HCM đã đạt được một số kết quả nhưng cơ bản vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra, nhất là cơ chế chính sách để Thành phố có thể huy động nguồn lực trong khi dư địa còn rất lớn.  

Trên cơ sở ý kiến của nhiều tổ chức, bộ ngành, chuyên gia và các cơ quan liên quan, UBND TP.HCM đề xuất các nội dung kiến nghị đưa vào dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54. Cụ thể, TP.HCM kiến nghị được quyền quyết định chính sách thuế thu bổ sung đối với quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất của bất động sản thứ hai trở lên của người dân.

Lo ngại nhà đầu tư rời thị trường TP.HCM khi thu thuế bất động sản thứ 2 - Ảnh 1.

TP.HCM đề xuất thí điểm thu thuế bất động sản thứ 2. Ảnh: H.T

Theo UBND TP.HCM, mục đích của quy định này là thí điểm chính sách về thuế bất động sản, làm cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách chung về sau. Đồng thời, tăng nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách địa phương, hạn chế tình trạng đầu cơ, bỏ hoang nhà ở, đất ở trong các dự án bất động sản hiện nay, gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Năm 2022, theo quyết định của Quốc hội, TP.HCM được hưởng ngân sách theo tỷ lệ điều tiết là 21%. Thành phố đề nghị giữ nguyên tỷ lệ này đến hết năm 2025, đồng thời không tính vào mức điều tiết các khoản thu từ thuế và phí áp dụng thí điểm như thuế bất động sản thứ hai hoặc các loại phí, mức phí mới.

Theo UBND TP.HCM, quy định nói trên phù hợp với thông lệ quốc tế khi "thuế bất động sản chỉ dùng để đầu tư nâng cao phúc lợi người dân tại chính địa phương nơi phát sinh nguồn thu thuế".

Liên quan vấn đề này, Sở Tài chính TP.HCM đến nay thành phố chưa đưa ra phương án cụ thể về vấn đề này."TP.HCM đang xin cơ chế và nếu được thông qua về mặt chủ trương, thành phố sẽ xây dựng đề án chi tiết và trình lên các cấp", lãnh đạo Sở cho hay.

Cách đây 5 năm, Chính phủ cũng từng đề xuất thí điểm đánh thuế bất động sản thứ hai tại TP.HCM, nhưng sau đó không được thông qua. Có nhiều ý kiến phản biện, một trong số đó là thời điểm đánh thuế lúc đó vẫn còn quá sớm.

Lần này, TP.HCM tiếp tục đề xuất việc thu hút và tiếp tục có những góc nhìn trái chiều. Nhóm ủng hộ tin rằng đề xuất trên nếu được áp dụng sẽ giúp thị trường lành mạnh hơn và có lợi với phần đông người dân.

Có nguy cơ nhà đầu tư bất động sản tháo chạy

Liên quan tới đề xuất của TP.HCM muốn thí điểm thu thuế bất động sản thứ 2 trở lên, một số chuyên gia bày tỏ quan điểm tán thành, nhưng cũng có lo ngại nhà đầu tư sẽ rời thị trường TP.HCM để tới các tỉnh lân cận.

Đồng thuận với đề xuất này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá, việc TP.HCM đề xuất thí điểm thu thuế bất động sản thứ 2 trở lên là đi đúng với dự định đánh thuế tài sản của Bộ Tài chính đã nêu ra suốt thời gian qua.

Lo ngại nhà đầu tư rời thị trường TP.HCM khi thu thuế bất động sản thứ 2 - Ảnh 3.

Nhiều chuyên gia lo ngại nhà đầu tư sẽ rời thị trường TP.HCM để tới các tỉnh lân cận. Ảnh: H.T

Theo ông Châu, sắc thuế đánh vào bất động sản thứ 2 sẽ có tác động tích cực là hạn chế nguy cơ đầu cơ trên thị trường bất động sản, ngăn chặn nhà đầu tư thứ cấp, giá bất động sản sẽ không bị đẩy lên cao, giúp thị trường ngày càng minh bạch.

Trước đó, năm 2021, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng từng có công văn gửi tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất áp thuế tài sản nhằm nắn lại thị trường bất động sản.

Cụ thể, HoREA đề xuất xem xét áp dụng mức thuế suất rất cao nếu bán, chuyển nhượng lại nhà đất trong năm đầu tiên và giữ mức thuế suất cao trong năm thứ hai, thứ ba. Các trường hợp bán, chuyển nhượng sau 3 năm tạo lập hoặc chứng minh được nhu cầu chính đáng thì áp mức thuế bình thường.

Với người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở, sản xuất, kinh doanh thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất sở hữu. Với người chậm đưa đất vào sử dụng cũng bị đánh thuế cao đến rất cao nhằm loại bỏ đầu cơ, thao túng giá.

Ở góc nhìn doanh nghiệp, Tổng giám đốc công ty Bất động sản Việt An Hòa Trần Khánh Quang nhận định đánh thuế có thể gây tác dụng ngược, làm dấy lên làn sóng "tháo chạy" của các nhà đầu tư khỏi các thành phố lớn, trước hết là TP.HCM (nếu áp dụng thuế lũy tiến).

Thị trường hiện đang khó khăn, đặc biệt tại 2 đầu thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Nhiều nhà đầu tư vốn đã trong xu thế bỏ trung tâm dạt ra các tỉnh vùng ven vì áp lực chi phí, nay nếu làn sóng "tháo chạy" lan rộng, khó sẽ chồng khó với thị trường bất động sản khu vực trung tâm.

Lo ngại nhà đầu tư rời thị trường TP.HCM khi thu thuế bất động sản thứ 2 - Ảnh 4.

Thu thuế bất động sản thứ 2 sẽ hạn chế nạn đầu cơ. Ảnh: H.T

Đồng quan điểm, ông Trần Minh Hoàng, Phó tổng thư ký Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam, phân tích thuế căn nhà thứ 2 trở đi là cần thiết, nhưng thời điểm hiện tại thì chưa thích hợp. Thị trường đang giảm tốc, đánh thuế sẽ tạo tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư khiến thị trường không thể hồi phục. Chưa kể, nếu đánh thuế căn nhà thứ 2 thì cũng cần chính sách hỗ trợ việc mua căn nhà thứ nhất để cân bằng cung cầu.

Cũng theo giới chuyên gia, chính sách thuế chắc chắn sẽ tác động đến thị trường địa ốc, trong đó có tâm lý của các nhà đầu tư. Tùy theo căn cứ đánh thuế áp dụng với các loại hình bất động sản nào sẽ khiến nhà đầu tư tính toán lại sẽ rót tiền vào đâu là phù hợp dựa trên chi phí, hiệu quả khai thác.

Có thể thấy, việc đánh thuế tài sản với bất động sản mở ra những tín hiệu tích cực trong việc tăng thu ngân sách, phần nào đó là nắn lại thị trường. Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm nhất vẫn là sắc thuế mới có giúp giá nhà đất hạ nhiệt, mang lại lợi ích cho người dân hay không. Đây rõ ràng là một "bài toán" khó và chỉ thời gian mới có thể trả lời.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Novaland nói gì khi dự án Aqua City thông cả pháp lý lẫn nguồn vốn?

Novaland nói gì khi dự án Aqua City thông cả pháp lý lẫn nguồn vốn?

Dự án bất động sản lớn Aqua City của Novaland ở Đồng Nai được gỡ khó về pháp lý, cộng với nguồn vốn lớn được tiếp cận sẽ giúp Novaland phục hồi và tăng tốc, theo lãnh đạo Novaland.

Tìm lối thoát cho dự án nhà thi đấu gần 2.000 tỷ đồng tại đất vàng

Tìm lối thoát cho dự án nhà thi đấu gần 2.000 tỷ đồng tại đất vàng

Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng toạ lạc tại vị trí đất vàng giữa trung tâm thành phố đã nằm bất động hơn 15 năm qua.

Bộ Tài chính đưa “cao kiến” chống đầu cơ bất động sản

Bộ Tài chính đưa “cao kiến” chống đầu cơ bất động sản

Bộ Tài chính vừa có Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), trong đó có nội dung về mức thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

Tư vấn quốc tế chỉ ra lý do Việt Nam là một trong những thị trường bất động sản đầy hứa hẹn

Tư vấn quốc tế chỉ ra lý do Việt Nam là một trong những thị trường bất động sản đầy hứa hẹn

Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam

Lại sửa phương án đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Lại sửa phương án đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.