VinaCafe' Biên Hòa, Thắng Lợi lãi lớn
Là một doanh nghiệp cà phê lớn, nổi tiếng với các sản phẩm cà phê hòa tan, Công ty Cổ phần VinaCafé Biên Hòa (HoSE: VCF) ghi nhận tình hình kinh doanh tương đối khả quan với khoản lợi nhuận tăng vọt.
CTCP VinaCafé Biên Hòa có lợi nhuận quý đầu năm tăng tới 22%. Cụ thể: Quý I/2024, doanh thu thuần của CTCP Vinacafé Biên Hòa đạt gần 484 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi gộp đạt 92 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp đạt 19%, duy trì so với cùng kỳ.
Trừ các chi phí đều cao so với cùng kỳ, Vinacafé Biên Hòa lãi sau thuế 89 tỷ đồng, tăng 22%. Con số này đã giúp tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến hết tháng 3/2024 lên 1.692 tỷ đồng.
Theo giải trình của công ty, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng 10% nhờ tăng trưởng doanh số. Đồng thời thu nhập thuần từ hoạt động tài chính tăng 95% do tối ưu hóa dòng tiền cho hoạt động đầu tư và chi phí lãi vay giảm.
Hết quý I, tổng tổng tài sản của VinaCafé Biên Hòa đạt 2.562 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn còn 260 tỷ đồng, giảm 57%. Hàng tồn kho đạt 241 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn 1.193 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 22% sau 3 tháng.
Tại Công ty Cổ phần Cà phê Thắng Lợi (UPCoM: CFV), CFV vừa công bố tình hình kinh doanh quý I/2024 với lợi nhuận gấp 7 lần cùng kỳ.
Theo báo cáo tài chính quý I/2024, doanh thu thuần của Cà phê Thắng Lợi tăng 44% so với cùng kỳ lên 165 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt gần 20 tỷ đồng, gần gấp 4 lần con số quý I năm ngoái. Các chi phí tăng tương ứng với tăng trưởng của doanh thu. Kết quả, công ty lãi sau thuế 10 tỷ đồng, gấp 7 lần quý I/2023.
Công ty giải trình, giá cà phê trong nước tăng đột biến, nên công ty tập trung thu mua cà phê trước bán sau, tăng cường sản xuất dẫn đến khối lượng hàng xuất khẩu tăng, kết quả cả quý được cải thiện.
Tính đến hết tháng 3/2024, tổng tài sản Cà phê Thắng Lợi đạt 241 tỷ đồng, giảm 14% sau 3 tháng, nguyên nhân chủ yếu do hàng tồn kho từ mức 128 tỷ đồng xuống còn 78 tỷ đồng. Các khoản mục khác thay đổi không đáng kể.
Trong 3 tháng đầu năm, Cà phê Thắng Lợi đi vay 92 tỷ đồng và trả nợ gốc gần 150 tỷ đồng. Dư nợ cho vay tính đến cuối quý I đã giảm 46% về 67 tỷ đồng.
Trái ngược với những kết quả trên, CTCP Cà phê Gia Lai (Mã: FGL) lỗ hơn 2 tỷ đồng quý I/2024, vợ chồng chủ tịch Cà phê Gia Lai đều muốn thoái hết vốn.
Trong quý I/2024, doanh thu thuần của Cà phê Gia Lai đạt 22 triệu đồng, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Chi phí tài chính 1,6 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 1,1 tỷ đồng là nguyên nhân chính khiến công ty lỗ hơn 2,3 tỷ đồng cả quý, cùng kỳ lỗ 2,7 tỷ đồng. Mức lỗ quý đầu năm đã đưa số lỗ luỹ kế của công ty tăng lên 89 tỷ đồng tính đến hết quý I, ăn mòn vốn chủ sở hữu còn gần 58 tỷ đồng.
Cuối quý I, hàng tồn kho của công ty gấp gần 16 lần đầu năm, đạt 2,7 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn vẫn không thay đổi đáng kể, ở mức 33 tỷ đồng, chiếm 1/5 tổng tài sản.
Ông Trịnh Đình Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cà phê Gia Lai đã đăng ký bán toàn bộ 738.505 cổ phiếu FGL đang nắm giữ, tương ứng tỷ lệ 5,03% vốn điều lệ. Giao dịch dự kiến theo hình thức thỏa thuận và khớp lệnh trong ngày từ 8/5 đến 17/5.
Cũng giai đoạn này, vợ ông Trường là bà Lê Thị Thanh Tình cũng đăng ký bán toàn bộ 1 triệu cổ phiếu FGL, tương ứng tỷ lệ 6,81% vốnđiều lệ.
Trước đó, Cà phê Gia Lai luôn chìm trong cảnh thua lỗ. Cụ thể, quý IV/2023, doanh thu thuần của Cà phê Gia Lai đạt 11,2 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ; nguyên nhân là do giá cà phê nhân xô tăng cao. Dù giá vốn hàng bán giảm nhưng vẫn cao hơn doanh thu nên kỳ này công ty lỗ gộp 76 triệu đồng.
Kết quả, sau khi trừ các chi phí, công ty cà phê này ghi nhận lỗ 2,9 tỷ đồng, có cải thiện so với khoản lỗ 16,5 tỷ đồng vào quý IV/2022.
Lũy kế năm 2023, doanh thu thuần của Cà phê Gia Lai đạt 11,3 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ. Có thể thấy, hầu hết doanh thu của công ty đều đến từ kết quả kinh doanh trong quý IV, 3 quý đầu năm 2023 hầu như không phát sinh doanh thu.
Do kinh doanh dưới giá vốn nên năm 2023 Cà phê Gia Lai báo lỗ 12,3 tỷ đồng. So với khoản lỗ 24,8 tỷ đồng vào năm 2022, kết quả kinh doanh năm2023 của công ty có chuyển biến tích cực hơn. Song việc kinh doanh dưới giá vốn dường như không còn xa lạ với Cà phê Gia Lai vì từ năm 2017, công ty đã có 6 lần lặp lại lịch sử doanh thu không đủ trả giá vốn.
Một doanh nghiệp khác là CTCP Minh Khang Capital Trading Public (Mã: CTP). Lợi nhuận của CTP trong quý I/2024 cũng giảm mạnh còn 18 triệu đồng.
Cụ thể: Quý I/2024, doanh thu thuần của công ty giảm hơn 97% về 708 triệu đồng. Lợi nhuận gộp còn 135 triệu đồng. Trừ các chi phí, công ty lãi sau thuế 18 triệu đồng, giảm tới 92%.
Công ty giải trình, tình hình thị trường bất động sản và nhu cầu tiêu dùng trong quý đầu năm 2024 tiếp tục có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Cuối quý I, tổng tài sản của CTP giảm 21% so với đầu năm về 153 tỷ đồng. Sự thay đổi chủ yếu đến từ các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm 34% còn 80 tỷ đồng. Hàng tồn kho vẫn giữ nguyên, ở mức 33 tỷ đồng.
Được biết, trong tháng 4 và 5, giá cà phê trong nước và thế giới đạt ngưỡng kỷ lục mới trong bối bối cảnh nguồn cung cạn kiệt. Do đó, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm cũng ở mức cao nhất từ trước đến nay, xét trong cùng giai đoạn các năm.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 4/2024, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt trên 152 nghìn tấn, trị giá 572,95 triệu USD, giảm 19,5% về lượng và giảm 14,7% về trị giá so với tháng 3/2024; so với tháng 4/2023 giảm 7,0% về lượng, nhưng tăng 43,7% về trị giá. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt xấp xỉ 737,8 nghìn tấn, trị giá 2,5 tỷ USD, tăng 2,8% về lượng và tăng 53,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá xuất khẩu bình quân: Tháng 4/2024, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 3.768 USD/tấn, tăng 6,0% so với tháng 3/2024 và tăng 54,6% so với tháng 4/2023. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 3.389 USD/tấn, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường xuất khẩu: Tháng 4/2024, Việt Nam giảm xuất khẩu cà phê sang một số thị trường truyền thống như: Ý, Hoa Kỳ, Indonesia, nhưng tăng mạnh xuất khẩu sang các thị trường Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Nga, Hà Lan, Philippines. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tăng xuất khẩu cà phê sang các thị trường Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Indonesia, Hà Lan, Philippines, nhưng giảm xuất khẩu sang các thị trường Đức, Hoa Kỳ, Nga, Angieria.
Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), giá cà phê tăng nhưng lượng cà phê Việt Nam cạn dần. Tồn kho trong doanh nghiệp và nông dân không nhiều, do đó lượng xuất khẩu từ nay đến cuối vụ sẽ giảm.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam cho biết: Trong 6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 – tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 60% trong tổng số sản lượng dự kiến vào khoảng 1,6 - 1,7 triệu tấn của niên vụ hiện tại.
Giá cà phê liên tục tạo đỉnh mới, vượt mốc 100.000 đồng/kg đã tạo nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong ngành. Với giá cà phê trong nước hiện nay, những nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên nếu còn hàng tích trữ sẽ thắng lớn. Nhiều nông dân đang tiếc nuối vì không còn hàng để bán. Cùng với đó, nguồn cung trên thị trường không còn nhiều nên doanh nghiệp thu mua vẫn phải chật vật tìm hàng.
Theo ông Lê Đức Huy, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk, người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá mạnh nên đã tác động phần nào đến nguồn cung cà phê trong nước. Nguồn cung trong dân vẫn còn nhưng ít. Những hộ dân tích trữ hàng được đến thời điểm này hầu hết là tự trang trải được cho các chi phí, nguồn vốn cho chăm sóc cây, nên họ sẽ chưa bán.
“Mùa vụ mới phải khoảng nửa năm nữa mới tới nên càng rất khó đoán định về giá cà phê thời gian tới”, ông Huy cho hay.
Theo ông Lê Đức Huy, hầu kết doanh nghiệp không dám ký kết đơn hàng nếu không chủ động được nguồn hàng. Đa số doanh nghiệp cũng phán đoán trước tình hình khó khăn về sản lượng nên những đơn hàng đã cam kết đến nay cũng đã mua đủ. Với giá cà phê tăng mạnh như hiện nay, cơ bản người mua cũng thận trọng hơn và họ sẽ chỉ mua khi thực sự cần.
Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam đánh giá: Chưa năm nào giá cà phê cao như năm nay. Giá tăng mạnh đã khiến năng lực thu mua của các doanh nghiệp giảm xuống và đã có hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp mua xa – bán xa, các hợp đồng tương lai có rủi ro rất cao.
Trong khi Việt Nam phải đến tháng 10/2024 mới vào thu hoạch cà phê vụ mới thì những diễn biến thời tiết khô hạn khắc nghiệt hiện nay ở Tây Nguyên cũng khiến nông dân lo ngại về sản lượng cà phê của vụ tới.
Tuy nhiên, mặc dù đầu tư cho cây cà phê khá cao trong bối cảnh giá phân bón cao, chi phí tưới nước trong bối cảnh hạn hán vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, song nhiều nông dân từng bỏ bê cây cà phê nay đã bắt đầu quay lại đầu tư cho cây trồng này.
Giá cà phê đến hôm nay vẫn dao động trong khoảng 103.300 - 104.000 đồng/kg. Giá cà phê tuần qua tăng 2.900 - 3.300 đồng/kg tại các địa phương. Trong đó, thương lái tại tỉnh Đắk Nông đang thu mua cà phê với giá cao nhất là 104.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg. Hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk lần lượt nâng giá giao dịch cà phê lên mức 103.400 đồng/kg và 103.900 đồng/kg sau khi cùng tăng 2.900 đồng/kg. Tỉnh Lâm Đồng đang có giá cà phê ở mức thấp nhất là 103.300 đồng/kg, tăng 3.300 đồng/kg so với đầu tuần.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2023 - 2024 có thể giảm 20% xuống 1,47 triệu tấn, mức thấp nhất trong 4 năm, do hạn hán. Thông tin này đã đẩy giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa Việt Nam tăng vọt chưa từng có chỉ trong vài ngày.
Trái với niềm vui của người nông dân khi bán được cà phê với giá cao, tăng thêm thu nhập, giá tăng nhanh khiến các doanh nghiệp rơi vào cảnh lao đao khi phải huy động nguồn vốn lớn hơn, trong khi hạn mức tín dụng của các ngân hàng dành cho doanh nghiệp không tăng. Giá tăng cũng đi kèm với mức rủi ro tăng lên cho các doanh nghiệp thu mua hàng để xuất khẩu thông qua các đại lý, thương lái.
Đã có hiện tượng đại lý thu mua và doanh nghiệp thu mua giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng gây thiệt hại lớn cho người mua và làm mất uy tín của ngành cà phê Việt Nam. Thậm chí, tình trạng này có dấu hiệu lan rộng, dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất kinh doanh ngành cà phê. Có doanh nghiệp còn phản ánh tình trạng một số nhà cung ứng không giao hàng theo hợp đồng mà bán cho đối tác khác với giá cao hơn. Đây là một tiền lệ xấu cần phải lên án vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngành cà phê Việt Nam.
Bamboo Airways sẽ khai thác trở lại đường bay thường lệ tới Bangkok. Đây là động thái đầu tiên của hãng này sau một năm dừng bay thường lệ quốc tế, để tập trung tái cơ cấu.
Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM và 1 trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc ban này.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.