Tuy nhiên, thức uống truyền thống quen thuộc này được bán suốt ngày, suốt đêm trong mọi con hẻm hay khu dân cư, trên những con đường dù to dù nhỏ, ở quán vỉa hè cũng như quán sang trọng gắn máy lạnh đắt tiền – tới quầy gọi món là trả tiền ngay thay vì sau khi uống xong như quán vỉa hè. Và rõ ràng là không đợi "hôm nào rảnh".
TP.HCM đã và đang chứng kiến nhiều chuỗi cà phê của các thương hiệu trong lẫn ngoài nước đang cạnh tranh dữ dội với rất nhiều món uống hoàn toàn mới so với tách cà phê nóng kiểu thuần túy Việt Nam được nhâm nhi trên vỉa hè trước khi mặt trời mọc ở Sài Gòn. Những chuỗi cà phê có thương hiệu cũng đã tạo ra cách uống khác của thời hiện đại và mô hình kinh doanh khác xưa.
Bên cạnh nhiều kios cà phê mang các thương hiệu như Phúc Long, Guta, Passio Coffee hay các xe cà phê Ông Bầu, mô hình "Shop - in - shop" cũng không còn mới tại Sài Gòn vì đã có nhiều doanh nghiệp khai thác. Phúc Long, ngoài các kios, cũng là đơn vị điển hình trong mô hình kết hợp này để chia sẻ chi phí mặt bằng và khai thác tối đa nhu cầu của tệp khách hàng thích mua sắm tại các siêu thị hay những cửa hàng bách hóa của Masan Group, nơi Phúc Long là một thành phần trong hệ sinh thái của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.
Công ty Phúc Sinh của "vua hạt tiêu" Phan Minh Thông, doanh nghiệp đang được biết đến nhiều qua việc xuất khẩu trà túi lọc làm từ vỏ quả cà phê arabica, xác định mục tiêu tại thị trường chuỗi cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới là không ngừng mở rộng hệ thống K Coffee.
Trong kế hoạch phủ sóng thị trường, Phúc Sinh Consumer (thuộc Phúc Sinh) vừa mở cửa hàng thứ 7 của mình, đặt tại TP.HCM.
Theo ông Huỳnh Bảo Thuần, CEO của Phúc Sinh Consumer, doanh nghiệp này có tham vọng mở rộng hệ thống lên 300 cửa hàng (bao gồm mô hình quán cà phê truyền thống và shop-in-shop) tại Việt Nam trong năm 2024. Nghĩa là còn khoảng 293 cửa hàng trong vòng 12 tháng tới đây, và các địa bàn sẽ gồm các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng
Cửa hàng thứ 7 được mở ngày 20/12 tại huyện Nhà Bè, là quán shop-in-ship thứ 2 của thương hiệu sau cái đầu tiên được mở tại Quận 7 (TP.HCM) trong tháng 10. Và quán ở Quận 7 là đơn vị thứ 6 của K Coffee.
Khác với K Coffee, chuỗi Phúc Long hiện nay đang tập trung mạnh vào các cửa hàng lớn và đại diện cho thương hiệu (mà Masan Group gọi là cửa hàng flagship) trong quá trình tái cấu trúc chuỗi; trong đó số lượng kios Phúc Long phải giảm.
Masan Group ở TP.HCM của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang (khá nổi tiếng với các thương vụ mua lại doanh nghiệp đình đám) lần đầu rót vốn vào Phúc Long tháng 5/2021: bỏ ra 15 triệu USD (340 tỷ đồng) để mua 20% cổ phần, với định giá Phúc Long lần đầu là 75 triệu USD. Một năm sau đó, định giá của Phúc Long tăng tới gần 450 triệu USD lúc Masan tiếp tục chi hơn 6.100 tỷ đồng để mua thêm 65% cổ phần (tổng tỷ lệ nắm giữ là 85%).
Ban đầu, Masan tập trung mở các kios Phúc Long: mở đến 1.000 kios nằm trong các cửa hàng Winmart. Sau một năm, số lượng kios giảm còn 700. Báo cáo kinh doanh quý 3/2023 của tập đoàn cho thấy tái cấu trúc Phúc Long (tập trung vào cửa hàng flagship, giảm số kios) cho thấy doanh thu của chuỗi này giảm hơn 16% về mức 377 tỷ đồng. Kết quả này tăng nhẹ so với quý 2/2023 và dần hồi phục so với năm 2022.
Tuy doanh thu Phúc Long giảm nhưng các chỉ tiêu về lợi nhuận cải thiện nhiều. Biên lợi nhuận gộp quý 3/2023 đạt hơn 65%, tăng so với quý 2 và cả quý 3/2022. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của Phúc Long đạt 78 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. Đây cũng là quý Phúc Long đạt EBITDA cao nhất trong 9 tháng đầu năm 2023.
Theo số liệu từ Masan, từ cuối năm ngoái, tập đoàn đã đóng khoảng 150 kios, và số được giữ lại chủ yếu để nhận khách online từ các cửa hàng flagship vào giờ cao điểm. Đến nay, tổng số cửa hàng flagship đã tăng lên thành 147.
Tương tự Phúc Long, 2 chuỗi lớn khác ở TP.HCM (và một số thành phố khác) là Highlands Coffee và Coffee House cũng lần lượt cắt giảm kios để tập trung vào flagship hay mô hình shop-in-shop.
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.