Tín dụng đen đeo bám người lao động
Công nhân vốn là nhóm người lao động có thu nhập trung bình – thấp, và nhạy cảm với các mọi biến động của thị trường. Trước những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống, họ không có đủ dự phòng tài chính để trang trải.
Vì nhu cầu cấp bách, công nhân lao động mong muốn vay tín chấp không tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, vay tiền ở các tổ chức tài chính chính quy lại phải tuân thủ theo quy trình thẩm định, giải ngân và nhiều thủ tục khác. Dù không quá phức tạp nhưng không thể đơn giản và giải ngân nhanh như vay tín dụng đen. Thậm chí, nhiều người có nhu cầu vay từng liên hệ với tổ chức tín dụng để vay vốn nhưng bị từ chối vì không đủ điều kiện thu nhập, thiếu giấy tờ, có nợ xấu… Từ đó, nhiều công nhân lao động lựa chọn tín dụng đen như giải pháp duy nhất để vượt qua khó khăn.
"Công nhân lao động chúng tôi có tiền dư để lo lúc ốm đau cho con hoặc gửi về quê là nhờ tiền tăng ca. Giờ cắt giảm việc làm, không còn việc để tăng ca nữa thì phải đi vay để giải quyết chuyện trước mắt.", chia sẻ của chị Ngân Khánh (quê ở Sóc Trăng), công nhân KCN Tân Tạo trong bối cảnh công ty của chị cắt giảm giờ làm vì không có đơn hàng.
Tương tự như chị Khánh, anh Quang Anh (công nhân công ty Shyang Hung Cheng, Bình Dương) đang phải gánh khoản nợ 35 triệu đồng với lãi suất cao. Như một vòng luẩn quẩn, hàng tháng nhận lương anh đều phải tính dồn tiền trả lãi, rồi chi tiêu tằn tiện thiếu thốn cho các nhu cầu cá nhân trong khi chờ tháng lương tiếp theo. Có tháng chậm trả lãi vay, anh lo lắng khi bị chủ nợ đe dọa.
Thực tế, có rất nhiều công nhân, người lao động gặp hoàn cảnh éo le khi sa lưới "tín dụng đen" từ những nhu cầu tiêu dùng rất cơ bản. Để giúp người lao động từ chối triệt để tín dụng đen, đòi hỏi các gói giải pháp tài chính và phi tài chính được thiết kế linh hoạt, nguồn vốn lớn.
Thêm giải pháp thiết thực cho người lao động
Gần đây nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có chỉ đạo 02 công ty tài chính FE CREDIT và HD Saison phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai chương trình hỗ trợ gói vay 20.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho công nhân, người lao động. Đây cũng là gói vay tín chấp quy mô lớn nhất từ trước tới nay, dành riêng cho công nhân, người lao động khắp cả nước.
Theo đó, thông qua chương trình, người lao động sẽ được tiếp cận với các gói vay tín chấp từ 02 tổ chức tài chính uy tín, hạn mức mỗi khoản vay lên tới 70 triệu cùng lãi suất giảm 50% so với lãi suất hiện hành. Ngoài ra, chương trình được triển khai trực tiếp đến từng khu công nghiệp tại mỗi địa phương, thông qua sự hỗ trợ của các cấp Công đoàn, giúp người lao động tin tưởng và dễ dàng tiếp cận hơn.
Sau gần một năm triển khai, vừa qua, tại hội nghị Tập huấn tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nhằm đánh giá kết quả thực hiện "Gói vay tín chấp ưu đãi 20.000 tỷ đồng", lãnh đạo các Công đoàn cơ sở cũng chia sẻ những ưu điểm vượt trội mà chương trình phúc lợi mang lại cho công nhân, người lao động. Thông tin từ đại diện các Công đoàn cơ sở cho biết, có một bộ phận không nhỏ người lao động khi có nhu cầu vốn thì thường xuyên tiếp cận với các nguồn vốn vay không chính thức, vay tư nhân, công ty tài chính với lãi suất cao, hoặc vay "tín dụng đen". Bởi thủ cho vay rất đơn giản, giải ngân nhanh gọn.
Tuy nhiên, nhiều người lao động khi vay vốn do không thể tính toán và cân đối được khoản hoàn trả hàng tháng do lãi suất quá cao đã dẫn tới nợ chồng nợ, hậu quả là bị đe dọa, áp lực từ chủ nợ. Sự khác biệt lớn đến từ các công ty tài chính tiêu dung chính thống như FE CREDIT nằm ở việc giúp công nhân lao động có thể tính toán và thiết lập một lộ trình thanh toán khoản vay hàng tháng phù hợp với thu nhập, từ đó giải quyết các nhu cầu tài chính cá nhân và gia đình mà không cần phải tìm tới tín dụng đen. Đây cũng là lần đầu tiên trên thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam có một gói vay tín chấp quy mô lớn với lãi suất thấp nhất từ trước tới nay dành riêng cho đối tượng công nhân lao động. Do đó, các đơn vị đều cam kết dốc toàn lực để thực hiện.
Chia sẻ tại hội nghị, Ông Nguyễn Hữu Ái, Giám đốc kinh doanh FE CREDIT - một trong hai công ty tài chính triển khai thực hiện gói vay ưu đãi cho biết, trước những biến động tiêu cực của nền kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống, việc làm của phần lớn công nhân lao động tiếp tục gặp khó khăn.
"Hiện tại, có rất nhiều người lao động bị thiếu việc làm, thu nhập giảm sút và thậm chí là mất việc làm. Chính vì vậy, gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ bằng 50% so với thị trường sẽ mang đến những giá trị thiết thực, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người lao động trong giai đoạn này."
"Bên cạnh việc mang lại nguồn vốn vay an toàn với lãi suất tốt, bảo vệ công nhân trước nạn tín dụng đen tại các khu công nghiệp, gói vay này còn góp phần giúp chủ doanh nghiệp giải bài toán nâng cao chất lượng phúc lợi dành cho công nhân, từ đó tăng năng lực cạnh tranh trong việc giữ chân người lao động.", ông Nguyễn Hữu Ái cho biết.
Theo kết quả báo cáo, sau hơn 9 tháng triển khai gói vay ưu đãi, FE CREDIT đã giải ngân khoản vay cho gần 65.000 đoàn viên, người lao động với lãi suất chỉ bằng 50% so với khoản vay thông thường.
Trong kế hoạch đẩy mạnh và mở rộng gói vay 10.000 tỷ đồng, FE CREDIT dự kiến sớm hoàn tất ký kết Biên bản ghi nhớ với 63 Liên đoàn Lao động của tất cả các tỉnh, thành trên cả nước. Đồng thời, FE CREDIT tích cực triển khai các hoạt động hợp tác với cán bộ công đoàn cơ sở về nội dung, cách thức triển khai các sản phẩm, dịch vụ tài chính ưu đãi để gói vay đến tay công nhân, người lao động kịp thời nhất.
Bên cạnh đó, để người lao động dễ dàng tiếp cận gói vay, FE CREDIT cũng tinh chỉnh lại quy trình cho vay phù hợp với chương trình lần này, thông qua đội ngũ nhân lực hùng hậu của FE CREDIT trên cả nước, công nhân sẽ được tư vấn trực tiếp và đăng ký sản phẩm vay phù hợp ngay tại khu công nghiệp, khu chế xuất mà họ đang làm việc. Ngoài sản phẩm cho vay truyền thống, FE CREDIT đồng thời triển khai sản phẩm thẻ tín dụng với lãi suất ưu đãi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng linh hoạt của người lao động.
Để phục vụ nhu cầu người dân, ngành đường sắt sẽ bổ sung nhiều đoàn tàu kết nối TP.HCM và các tỉnh miền Trung trong cao điểm Tết Nguyên đán.
Phần lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết của SATRA giảm mạnh phần nào cho thấy sự khó khăn của liên doanh Heineken tại thị trường Việt Nam. Hồi tháng 6, Heineken cũng vừa đóng cửa một nhà máy tại Quảng Nam.
Giá gạo ST25 thời gian qua liên tục tăng. Ngay cả thương hiệu gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua trước đây ít bị tác động trong những đợt tăng giá nhưng cũng đã điều chỉnh 2 lần trong tháng 9. Vì sao vậy?
Nếu chào bán thành công gần 50 triệu cổ phiếu, Đồng Tâm Group sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 995 tỷ đồng lên gần 1.493 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị - dịch vụ Long Thành tại huyện Long Thành.
Ngày 2/10, Hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024 do Cục Trồng trọt phối hợp Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty CP Phân bón Bình Điền tổ chức đã diễn ra tại TP Cần Thơ