Để tiếp tục thu hút FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), Việt Nam hiện nay cần cạnh tranh tốt đối với 2 "thỏi nam châm" Ấn Độ và Indonesia ở châu Á, theo nghiên cứu mới đây từ công ty Chứng khoán MBS thuộc Ngân hàng Quân đội.
Để thu hút FDI sau Covid, Ấn Độ đưa ra quỹ đất sạch 460.000 ha, đầu tư 1.5 ngàn tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, miễn giảm thuế cho các dự án đầu tư mới. Nhiều tập đoàn lớn như Samsung, Apple, Google Pegatron đang tăng cường đầu tư vào quốc gia này. CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) dòng vốn FDI vào Ấn Độ qua giai đoạn 2018-2022 đạt 9%/năm, cao hơn so với Việt Nam chỉ đạt 4%/năm.
Google chuẩn bị sản xuất dòng điện thoại thông minh Pixel của mình tại Ấn Độ sớm nhất là quý 2/2024 trong bối cảnh gã khổng lồ công nghệ muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình khỏi Trung Quốc và tận dụng sự bùng nổ của thị trường Ấn Độ. Hiện nay, điện thoại Pixel đang được sản xuất tại Việt Nam.
Indonesia thu hút nhiều FDI nhờ sự phát triển của lĩnh vực sản xuất pin xe điện, xe điện và điện toán đám mây. CAGR dòng vốn FDI vào Indonesia trong 5 năm gần đây đạt 13%/năm.
Cung cấp đủ điện cho sản xuất kinh doanh toàn quốc ở mọi thời điểm cũng được xem là vấn đề sống còn. Thực tế đã chứng minh: nhiều doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện ở miền Bắc trong mùa cao điểm năm 2023. Đặc biệt, tập đoàn chip bán dẫn hàng đầu Intel cũng lên tiếng về nguy cơ thiếu điện trong năm ngoái.
Nghiên cứu của công ty chứng khoán MBS cũng đề cập đến tác động của thuế tối thiểu toàn cầu. Việt Nam đã ban hành Nghị quyết chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia (MNCs) từ ngày 1/1/2024. Như vậy, MNCs có doanh thu trên 750 triệu euro/năm đang được hưởng ưu đãi của chính sách thu hút đầu tư tại Việt Nam phải nộp bổ sung lên mức thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu 15%. Do đó, chính sách ưu đãi thuế (miễn thuế, giảm thuế) của Việt Nam sẽ mất đi tác dụng.
Để thích ứng với thuế tối thiểu toàn cầu, một số nước nhận vốn FDI đã đưa ra chính sách ứng phó, trong đó, quy định thuế bổ sung tối thiểu nội địa, để tránh mất đi khoản thu từ phần thuế chênh lệch.
Phát triển các khu công nghiệp xanh và hiện đại để thúc đẩy tăng trưởng bền vững ở Việt Nam được xem là một giải pháp quan trọng và phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, phải tiếp tục thu hút dòng vốn FDI vào các ngành công nghệ cao vì các khu công nghiệp truyền thống chỉ có nhà máy sản xuất đã bị mất đi lợi thế cạnh tranh.
Phát triển KCN xanh là tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường nhằm mục tiêu hướng đến trung hòa carbon (Net zero) vào 2050, và đây cũng là xu thế chung trên thế giới.
VSIP Group (liên doanh giữa Becamex IDC tại Bình Dương và tập đoàn Sembcorp Industries hàng đầu Singapore) đang là ví dụ điển hình về phát triển những KCN hiện đại với các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, cơ sở vật chất, tiện ích đô thị...
Đáng chú ý, VSIP III đang xây dựng tại tỉnh Bình Dương là dự án KCN có vốn đầu tư gần 6.500 tỉ đồng, được xây dựng trên quỹ đất rộng 1.000 ha tại địa phận 2 khu vực của Bình Dương là xã Hội Nghĩa (TP. Tân Uyên) và xã Tân Lập (huyện Bắc Tân Uyên).
Tập đoàn đồ chơi Lego nổi tiếng thế giới đang đầu tư hơn 1 tỷ USD xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên toàn cầu của Lego trong VSIP III trên diện tích 44 ha, dự kiến nhà máy sẽ đi vào sản xuất trong nửa sau của năm 2024. Lego chọn Bình Dương là VSIP III đáp ứng các yêu cầu sản xuất xanh và hiện đại theo chiến lược của tập đoàn.
Nhận định thêm về xu hướng này, ông Bùi Hữu Tài, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư và Xây dựng Tân Đông Hiệp (chủ đầu tư KCN Tân Đông Hiệp B, huyện Dĩ An, Bình Dương) cho biết Việt Nam cần nhanh chóng bắt kịp với xu thế này, đặc biệt trong việc xây dựng các KCN.
"Nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đang bị mất đơn hàng do đối tác đặt hàng ở nước ngoài vì các nhà máy kia đã theo được xu thế xanh, có chứng chỉ xanh và khi sản xuất, họ có lợi thế về thuế khi xuất hàng qua châu Âu, Mỹ dựa trên hiệp định phát thải carbon của thế giới", ông Tài nói.
Phí nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) đối với các sản phẩm từ sản xuất có thải nhiều carbon được kỳ vọng có tác động hạn chế tới biến đổi khí hậu và chỉ có tác động tiêu cực nhẹ tới các nền kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương, theo nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU, dự kiến có hiệu lực vào năm 2026, sẽ áp phí nhập khẩu đối với các sản phẩm như thép, xi măng và điện, dựa trên lượng khí thải CO2 trong quá trình sản xuất chúng. Các khoản phí này nhằm mục đích hạn chế "phát thải carbon" là kết quả của việc những đối tượng gây ô nhiễm chuyển sản xuất từ các quốc gia có quy định nghiêm ngặt hoặc giá carbon cao sang những quốc gia có quy định ít nghiêm ngặt hơn hoặc giá thấp hơn, ADB thông tin hôm nay 26/2 trong Báo cáo Hội nhập Kinh tế Châu Á (AEIR) 2024.
Báo cáo cũng khuyến nghị các biện pháp khử carbon trong thương mại quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu.
Một trong số những khuyến nghị này là thực hiện các chính sách mục tiêu nhằm khuyến khích mua bán các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với khí hậu; hỗ trợ các quy định và tiêu chuẩn môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ xanh; và hỗ trợ các chính phủ và tổ chức quốc tế thúc đẩy đầu tư và cơ sở hạ tầng xanh.
Doanh thu toàn cầu của nhà sản xuất chip Qualcomm năm tài khóa 2024 gồm 4,7 tỷ USD từ thị trường Việt Nam. Đứng vị trí thứ 2 về doanh số chính là thị trường này, bỏ xa tỷ trọng từ thị trường Mỹ.
Mỹ đã yêu cầu "đại gia" TSMC sản xuất chip bán dẫn phải tạm ngưng các lô hàng sản phẩm tiên tiến được sử dụng trong các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho các khách hàng Trung Quốc bắt đầu từ hôm nay 11/11.
TikTok Shop, Facebook, Zalo đang trở thành nơi tiêu thụ một lượng "khủng" hàng trôi nổi, kém chất lượng, theo cơ quan chức năng. Loạt người bán trên các sàn này liên tục bị lực lượng chức năng phát hiện, xử phạt vì kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết việc thực hiện chủ trương tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới là rất khó khăn.
Những nhân vật đình đám như Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ và tỷ phú công nghệ Elon Musk là những người ủng hộ tiền điện tử.
Ca sĩ gốc Việt Sangeeta Kaur Teresa Mai thêm một lần nữa được đề cử vào giải Grammy quý giá lần thứ 67 trong thể loại tân cổ điển (Best Classical Compendium) với album Mythologies II.