Thứ sáu, 22/11/2024

Tài sản FLC còn lại gì khi ông Trịnh Văn Quyết vướng vào lao lý?

10/04/2024 2:47 PM (GMT+7)

Báo cáo tài chính năm 2022 và 2023 của FLC chưa được doanh nghiệp công bố trên website sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt. Lãnh đạo FLC tiết lộ trong tháng 2: Tổng giá trị tài sản của tập đoàn ước tính hơn 21.000 tỷ đồng.

Ngày 9/4/2023, Viện KSND Tối cao ra cáo trạng truy tố ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, về các tội "Thao túng thị trường chứng khoán" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Hai em gái ông Quyết - Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế - và cựu Phó chủ tịch FLC Hương Trần Kiều Dung, cũng bị truy tố hai tội danh trên.

Ngoài ra, 48 người khác cùng bị truy tố trong vụ án này. Trong đó, có 4 người thuộc Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) bị cáo buộc "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và 3 người thuộc Vụ Giám sát công ty đại chúng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam bị truy tố tội "Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".

Tài sản FLC còn lại gì khi ông Trịnh Văn Quyết vướng vào lao lý? - Ảnh 1.

Bị can Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc chủ mưu chiếm đoạt hơn 4.300 tỷ đồng của nhà đầu tư. Ảnh tư liệu

Tài sản hiện hữu của FLC ước tính hơn 21.000 tỷ đồng

Vào ngày 20/2/2024, FLC đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường lần 2. Tại sự kiện, lãnh đạo FLC cho biết 2022-2023 là giai đoạn "vô cùng gian nan, thách thức" đối với tập đoàn khi phải trải qua rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Lý do, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các thông tin cũng như các vấn đề phát sinh có liên quan đến vụ án của ông Trịnh Văn Quyết.

Về tình hình tài chính, kể từ quý IV/2022 tới nay, phía FLC vẫn chưa công bố bất cứ báo cáo tài chính nào, kết quả kinh doanh hợp nhất và tình hình tài chính năm 2022 và 2023 hiện vẫn là ẩn số đối với nhiều nhà đầu tư.

Số liệu từ báo cáo gần nhất cho thấy, đến cuối quý III/2022, tổng tài sản của tập đoàn ghi nhận hơn 36.200 tỷ đồng; trong đó hơn một nửa là tài sản ngắn hạn với 19.390 tỷ đồng, tiền và các khoản tương đương tiền ở mức 249,3 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu năm, đáng chú ý, đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh 83,3% xuống gần 46 tỷ đồng.

Đặc biệt, khoản chứng khoán kinh doanh ở mức 174,2 tỷ đồng nhưng khoản dự phòng giảm giá lên tới 148,5 tỷ đồng. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là 20,2 tỷ đồng.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 15,7% lên 15.720 tỷ đồng, trong đó có tới gần 7.400 tỷ đồng phải thu về cho vay ngắn hạn, phải thu ngắn hạn của khách hàng là 2.538 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm nhẹ ở mức 1.922,4 tỷ đồng. Tài sản dở dang dài hạn tăng 20% lên 8.712 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, nợ phải trả ở mức 28.271 tỷ đồng (gấp hơn 3,5 lần vốn chủ sở hữu) trong đó có hơn 5.000 tỷ đồng vay nợ tài chính và 7.149 tỷ đồng khoản "người mua trả tiền trước ngắn hạn". Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của FLC còn chưa đến 200 tỷ.

Tại đại hội tháng 2, FLC thông tin đã thực hiện nộp ngân sách Nhà nước khoảng 800 tỷ đồng, thực hiện nghĩa vụ nợ vay khoảng 4.400 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản hiện hữu của FLC ước tính còn hơn 21.000 tỷ đồng. So với mức đỉnh điểm gần 38.000 tỷ đồng hồi cuối năm 2020, con số hiện tại đã giảm khoảng 17.000 tỷ.

So với thời điểm trước khi câu chuyện "bán chui cổ phiếu" của ông Trịnh Văn Quyết xảy ra, vào hồi đầu năm 2022 tài sản của FLC đã giảm 12.800 tỷ đồng.

Năm 2024, FLC khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc và định hình lại các lĩnh vực cốt lõi với ba trụ cột chính: kinh doanh bất động sản, kinh doanh nghỉ dưỡng và M&A các dự án để tái cấu trúc các khoản vay và duy trì hoạt động kinh doanh.

Kế hoạch đặt ra trong năm nay cho mảng kinh doanh bất động sản của FLC là đạt doanh số 1.187,2 tỷ đồng để tiến hành thi công hoàn thiện các dự án theo cam kết với khách hàng. Tập đoàn cho biết sẽ tái cơ cấu lại tài sản theo hướng giữ lại các tài sản chất lượng tốt, khả năng sinh lời cao đồng thời chuyển nhượng hoặc hợp tác đầu tư, kinh doanh một số tài sản để đem lại nguồn tài chính.

Với mảng khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng, kế hoạch doanh thu năm nay là 1.213 tỷ đồng, lợi nhuận đủ để duy trì bộ máy cũng như thực hiện các cam kết với các bên liên quan khác như cơ quan Nhà nước, khách hàng, ngân hàng.

Doanh nghiệp này cũng thay đổi trụ sở chính từ tòa nhà Bamboo Airways, số 265, đường Cầu Giấy (Hà Nội) về tầng 5, tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ.

Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính được cho biết là một hoạt động nằm trong kế hoạch tái cơ cấu nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, tiết giảm tối đa chi phí vận hành để tập trung nguồn lực cho các hoạt động đầu tư kinh doanh trong năm 2024.

Lô trái phiếu cuối cùng của FLC

Trước đó, vào tháng 3/2024, FLC đã công bố thông tin định kỳ về tình hình thanh toán, gốc và lãi của lô trái phiếu FLCH2123003. Lô trái phiếu phát hành ngày 28/12/2021 có tổng giá trị 1.150 tỷ đồng và đáo hạn vào 28/12/2023 với lãi suất cố định là 12% một năm và kỳ trả lãi là 6 tháng một lần. FLC đã mua lại trước hạn gần 153 tỷ đồng, nên giá trị trái phiếu đang lưu hành là 996,3 tỷ đồng. Đây cũng là tổng dư nợ trái phiếu còn lại của FLC hiện nay.

Tài sản FLC còn lại gì khi ông Trịnh Văn Quyết vướng vào lao lý? - Ảnh 2.

Tình hình thanh toán gốc lãi trái phiếu của FLC.

Theo cập nhật mới nhất, lô trái phiếu FLCH2123003 đã qua ngày đáo hạn, nhưng FLC cho biết vẫn đang trong quá trình đàm phán với nhà đầu tư để thông qua phương án gia hạn. Ngày 28/12/2023, công ty mới thanh toán được 100 triệu đồng giá trị trái phiếu gốc, trong khi số tiền gốc cần phải thanh toán là 996,4 tỷ đồng và lãi cần thanh toán là 59,8 tỷ đồng. Được biết, FLC đã đề xuất nhiều phương án để gia hạn thanh toán, nhưng không được trái chủ đồng ý.

Phương án 1, FLC cho biết sẽ tiếp tục triển khai dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh 2 (tại Quảng Bình) và sử dụng nguồn thu từ việc khai thác, kinh doanh dự án để trả nợ trái phiếu. Công ty khẳng định toàn bộ số tiền thu được từ khai thác dự án sẽ được chuyển vào tài khoản phong tỏa của công ty để ưu tiên thanh toán cho người sở hữu trái phiếu. FLC dự kiến hoàn thiện các thủ tục pháp lý đưa dự án vào kinh doanh từ quý II/2025.

Với phương án 2, FLC đề xuất tìm nhà đầu tư nhằm chuyển nhượng dự án. Tương tự phương án 1, tiền thu được từ bán dự án cũng sẽ chuyển vào tài khoản phong tỏa và ưu tiên trả nợ trái phiếu.

Với phương án 3, FLC muốn dùng bất động sản của dự án khi đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán để đối trừ nghĩa vụ thanh toán trái phiếu. Cuối cùng FLC đề nghị trong trường hợp 3 phương án trên không được thông qua thì đề xuất phương án khác trong vòng 90 ngày kể từ khi tổng hợp ý kiến của trái chủ.

Trước đó, ngoài mua lại trước một phần trị giá gần 153 tỷ đồng của lô trái phiếu FLCH2123003, FLC đã mua lại toàn bộ 2 lô trái phiếu FLCH2023001 và FLCH2124002 có giá trị lần lượt là 400 tỷ đồng và 430 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.