Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (22/4), VN-Index tăng 15,37 điểm (1,31%) lên 1.190,22 điểm; HNX-Index tăng 4,51 điểm (2,04%) lên 225,31 điểm và UPCoM-Index cũng tăng nhẹ 0,87 điểm (0,99%) lên 88,02 điểm. Tuy nhiên, giá trị giao dịch toàn thị trường phiên này khá thấp, chỉ đạt hơn 17,91 nghìn tỷ đồng.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này quay lại bán ròng hơn 200 tỷ đồng trên sàn HoSE, tập trung tại các mã MWG (88,02 tỷ), VIC (53,77 tỷ), HDB (52,93 tỷ) và VHM (51,18 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng gần 72 tỷ đồng, tập trung vào mã BVS (31,1 tỷ), PVS (31,02 tỷ) và MBS (18,6 tỷ).
Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) nhận định, phiên hôm qua thị trường chứng khoán tăng mạnh về điểm số, nhưng không đi kèm với khối lượng lại phục hồi sau một tuần giảm điểm rất mạnh trước đó cho thấy tín hiệu tăng điểm thiếu động lượng hỗ trợ.
Khả năng cao phiên tăng hôm nay mang nhiều yếu tố của nhịp hồi kỹ thuật và chưa tác động đảo ngược xu hướng giảm điểm đã hình thành sau phiên giảm mạnh trước đó.
Nhịp hồi kỹ thuật có thể kéo VN-Index tiến tới kháng cự 1.220-1.242 điểm trong các phiên tới. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục ưu tiên vị thế quan sát, chưa vội tham gia, thậm chí căn bán hạ tỷ trọng khi VN-Index tiến tới ngưỡng kháng cự trên. Ngưỡng hỗ trợ tiếp tục được chúng tôi kỳ vọng ở mốc 1.125-1.132 điểm.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) lại lạc quan hơn, dự báo thị trường có thể còn tăng điểm trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, mức tăng không còn nhiều do vùng 1.200 – 1.210 điểm của VN-Index đang là vùng cản trong ngắn hạn.
"Nhà đầu tư cần thận trọng và giữ tỷ trọng danh mục cổ phiếu ở mức an toàn, cân nhắc những đợt hồi phục để để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro", chuyên gia VDSC khuyến nghị.
Còn theo Chứng khoán AIS, thị trường đã có phiên tăng điểm mạnh với dòng tiền tích cực lan tỏa khắp tất cả các nhóm ngành. Tuy nhiên, thanh khoản không ủng hộ phiên giao dịch này. Điều này thể hiện tâm lý thận trọng đang hiện hữu đối với các nhà đầu tư, khiến cho phiên tăng điểm này đi lên trong nghi ngờ của thị trường.
Trong những phiên tiếp theo, VN-Index có thể sẽ hướng đến mốc kháng cự tiếp theo tại 1.200 điểm. Tại đây, sự ủng hộ của thanh khoản sẽ là điều kiện tiên quyết giúp thị trường phục hồi mạnh mẽ.
Chứng khoán Vietcap (VCSC) khuyến nghị mua cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) với giá mục tiêu 89.700 đồng/CP.
Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, UPCoM: MCH) công bố tài liệu ĐHCĐ năm 2024. Theo đó, công ty lên kế hoạch năm nay đạt doanh thu 31,5 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế 7,3 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 1% trong kịch bản cơ sở, tương đương với 103% và 100% dự báo tương ứng của VCSC. Doanh thu 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế là 7,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 4%, tương đương 113% và 103% dự báo tương ứng của chúng tôi.
MCH trình cổ đông ĐHCĐ năm 2024 thông qua việc niêm yết toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành lên sàn HoSE. Thời gian dự kiến niêm yết vẫn chưa được công ty công bố. Nếu đề xuất này được thông qua, việc đăng ký giao dịch cổ phiếu MCH trên UPCoM, sẽ bị hủy trong thời hạn do HĐQT của MCH quyết định.
VCSC cho rằng sự kiện chuyển sàn niêm yết này có thể là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu của MCH. Điều này là do VCSC nhận thấy rằng trong những năm qua, sau khi các công ty niêm yết trên HoSE, thường sẽ có những sự kiện từ doanh nghiệp khiến giá cổ phiếu tăng cao.
Trong định giá tổng của từng phần (SoTP) hiện tại của VCSC đối với Tập đoàn Masan (HoSE: MSN), đơn vị này định giá MCH ở mức 5,7 tỷ USD (tương đương tổng lợi nhuận cổ phiếu dự kiến là 43% dựa trên giá đóng cửa cuối cùng của MCH), tương đương với P/E dự phóng năm 2024 là 20 lần so với mức P/E trung bình năm 2024 dự báo của các công ty cùng ngành ở châu Á là 22 lần.
Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số của MCH là 16%, vượt trội so với CAGR lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số một chữ số của các công ty F&B lớn niêm yết tại Việt Nam (như Sabeco và Vinamilk) trong giai đoạn 2018-2023.
Về tỷ lệ sở hữu hiện tại của MCH, Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (một công ty thành viên khác của MSN) hiện sở hữu 93,6% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của MCH. Và MSN hiện đang sở hữu 68,1% cổ phần của MCH.
Cổ tức bằng tiền mặt năm 2023 là 10.000 đồng/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 7,2%), trong đó 4.500 đồng/cổ phiếu đã được trả vào năm 2023 và 5.500 đồng/cổ phiếu còn lại dự kiến được trả trong vòng 6 tháng kể từ ngày đề xuất này được phê duyệt.
VCSC lưu ý rằng mức chi trả cổ tức năm 2023 của MCH là 10.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn mức chi trả hàng năm là 4.500 đồng/cổ phiếu trong 5 năm qua. Ngoài ra, lợi suất cổ tức tương đương 7,2%, tương đối cao hơn so với các công ty F&B niêm yết trong nước như Sabeco (6,5%) và VNM (6,0%) cho năm tài chính 2023.
ESOP: Dự kiến phát hành tối đa 1% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của MCH, với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu và thời gian hạn chế chuyển nhượng 1 năm. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2024 hoặc 4 tháng đầu năm 2025.
Miễn chào mua công khai: MCH kiến nghị cổ đông ĐHCĐ năm 2024 chấp thuận cho The Sherpa Company Limited (công ty thành viên của MSN) mua thêm tối đa 5% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của MCH mà không cần phải chào mua công khai. Sherpa hiện sở hữu 58,3% cổ phần của MCH.
Hiện tại VCSC khuyến nghị mua cho MSN với giá mục tiêu là 89.700 đồng/cổ phiếu.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.
Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.