Thứ tư, 04/12/2024

"Đại bàng" FDI rộng khắp, Việt Nam trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu

23/01/2024 1:52 PM (GMT+7)

Samsung đã bơm vào Việt Nam 20 tỷ USD vốn đầu tư và tiếp tục đầu tư thêm cho những sản phẩm và dịch vụ thế hệ mới. Từ nước thuần nông đã chuyển mình thành nơi chuyên gia công cho các công ty nước ngoài, Việt Nam tiếp tục bước tới để trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trái tim của công nghệ cao

Nổi bật nhất trong chuỗi này là các dự án FDI quy mô lớn và hiện đại trong lĩnh vực chip bán dẫn (trái tim của các sản phẩm công nghệ cao) và các nhà máy sản xuất đồ điện tử. Hơn 50% điện thoại của Samsung bán ra trên toàn thế giới là sản phẩm từ Việt Nam, nơi "đại gia" Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất hiện nay.

"Đại bàng" FDI rộng khắp, Việt Nam trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu- Ảnh 1.

Một nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên. Ảnh: Samsung

Năm 2006, tập đoàn sản xuất chip bán dẫn hàng đầu thế giới Intel từ Mỹ quyết định chọn Việt Nam là nơi xây dựng nhà máy quy mô lớn nhất của tập đoàn, và Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) chính là địa điểm cho dự án công nghệ cao có tầm quan trọng vào loại bậc nhất lúc đó. Đây chính là dự án mở đường cho các "ông lớn" điện tử và công nghệ cao khác của thế giới tìm đến Việt Nam.

Theo Intel Việt Nam, tập đoàn vẫn đang giải ngân cho số vốn đầu tư cam kết 1,5 tỷ USD tại Việt Nam. Tháng 6/2023, Intel Việt Nam cho biết dự án này đã tạo ra giá trị xuất khẩu 76,3 tỷ USD từ năm 2010 đến nay.

Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Quản lý SHTP, cho biết Intel Việt Nam là một trong những đơn vị đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của SHTP cũng như của TP.HCM. Ông nói: "Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của SHTP những năm gần đây vẫn tăng đều. Cụ thể, năm 2021 đạt 20,9 tỷ USD, năm 2022 đạt 23 tỷ USD và năm 2023 ước tính 26 tỷ USD".

Chính Samsung cũng vận hành 1 nhà máy sản xuất hàng điện tử trong SHTP ngoài những nhà máy lớn khác ở Bắc Ninh và Thái Nguyên, và Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội, được khai trương cuối năm 2022. Mục tiêu của Samsung là đưa nơi đây trở thành trung tâm R&D hàng đầu không chỉ ở Đông Nam Á, mà còn trên phạm vi thế giới. Nhiệm vụ cốt lỗi của trung tâm này là góp phần đặt nền móng cho nhân tài công nghệ Việt Nam và phát triển công nghiệp điện tử.

Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ và nhiều tỉnh thành khác đang là nơi cho nhiều "đại bàng" FDI xây tổ. Tháng 10/2023, Amkor Technology (trụ sở chính tại Mỹ) khai trương nhà máy chip bán dẫn tại Bắc Ninh – dự án có tổng vốn đầu tư 1,6 tỉ USD, tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động và tới năm 2035 sẽ tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động.

Đây là nhà máy bán dẫn thứ hai tại miền Bắc. Nhà máy đầu tiên là của Tập đoàn Hana Micron Hàn Quốc ở tỉnh Bắc Giang, khai trương tháng 9/2023 với vốn đầu tư gần 600 triệu USD. "Chúng tôi có kế hoạch tăng vốn đầu tư lên hơn 1 tỷ USD vào năm 2025. Khi ấy, doanh thu của nhà máy dự kiến đạt 800 triệu USD", ông Choi Chang Ho, Chủ tịch Hana Micron phát biểu tại lễ khai trương.

Theo ông Choi, tổng số nhân viên tại nhà máy năm 2025 sẽ hơn 4.000, và nhân lực tuyển dụng tại Việt Nam sẽ chiếm 70% trong tổng số nhân lực toàn cầu của tập đoàn.

Đây là nhà máy thứ 2 của Hana Micron tại Bắc Giang. Nhà máy thứ nhất (chuyên linh kiện điện tử và bảng vi mạch) được tập đoàn hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2022.

Được ví như "viên ngọc quý" trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn được ví như là trái tim của các ngành công nghệ cao nước Mỹ. Có lẽ khi Việt Nam mở cửa vào đầu thập niên 1990, nhiều người không dám mơ một ngày nào đó nước ta sẽ là một phần trong chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu. Miền Nam đã có Intel thì miền Bắc cũng có nhà máy của Amkor đang cho ra đời những "trái tim" này.

Chưa hết, nhiều dự án trong lĩnh vực chip bán dẫn sắp được công bố ở Việt Nam. Tập đoàn Marvell Technology (Mỹ) đang trong quá trình thành lập trung tâm thiết kế chip tại TP.HCM nhưng Marvell chưa cho biết tổng số vốn đầu tư. Trong khi đó, Victory Gaint Technology của Trung Quốc muốn triển khai dự án linh kiện bán dẫn 400 triệu USD ở Bắc Ninh.

Victory Gaint sẽ là cái tên tiếp theo sau Luxshare ICT (nhà cung cấp lớn của tập đoàn Foxconn) và Runergy PV Technology Co., công ty Trung Quốc mới được tỉnh Nghệ An cho tăng vốn đầu tư tại dự án sản xuất thanh silic và đĩa bán dẫn ở thị xã Hoàng Mai từ 293 triệu USD lên 440 triệu USD.

"Đại bàng" FDI rộng khắp, Việt Nam trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu- Ảnh 2.

Bo mạch của Intel trong 1 điện thoại thông minh. Ảnh: Reuters.

Ông Andy Ho, Tổng Giám đốc Hội đồng Đầu tư Tập đoàn VinaCapital, đánh giá cao những nỗ lực gần đây của Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn (gồm quyết tâm phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo) và quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Mỹ được công bố tháng 9/2023.

Ông dự báo: "Tăng trưởng GDP của Việt Nam có để đạt mức 6-7%/năm trong vòng 3-5 năm sắp tới, tương đương với mức tăng trung bình nhiều năm trước dịch COVID. Các yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng vẫn sẽ là những yếu tố đã giúp Việt Nam phát triển trong thời gian đã qua, trong đó bao gồm việc thu hút dòng vốn FDI và đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất".

Giáo sư - tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VAFIE), cho biếy các "ông lớn" sản xuất chip bán dẫn và điện tử như Intel, Samsung, LG hay Foxconn có lý do để chọn đầu tư vào Việt Nam vì Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên rất quan trọng. Đó là trữ lượng 22 triệu tấn đất hiếm.

"Đại bàng" FDI rộng khắp, Việt Nam trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu- Ảnh 3.

Sản xuất tại 1 nhà máy của Foxconn tại Hải Phòng.

Chen chân vào những lĩnh vực mới

Thế giới hiện nay đang trong giai đoạn thoái trào của các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu mỏ và than đá, thay thế bằng các nguồn sạch hơn như khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) hay năng lượng tái tạo. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cam kết trung hòa carbon (Net zero) vào năm 2050.

"Đại bàng" FDI rộng khắp, Việt Nam trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu- Ảnh 4.

Một tổ hợp điện gió và điện mặt trời của Tập đoàn Trung Nam tại Ninh Thuận. Ảnh: Trung Nam.

Chính nhờ cam kết này, tập đoàn đồ chơi Lego của Đan Mạch chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư cho giai đoạn mới: đang xây dựng tại Bình Dương nhà máy Net zero đầu tiên của Lego trên thế giới với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD trên diện tích 44 ha trong Khu công nghiệp VSIP 3.

Nói đến các dự án "khủng" của Lego, Samsung, LG, Amkor, Intel, Foxconn, Pegatron, Hana Micron, Wistron… mà quên đi những nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời hay tế bào quang điện của các "ông lớn" là một thiếu sót lớn vì Việt Nam là nơi cung cấp quan trọng.

Tháng 5/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden dùng quyền phủ quyết để từ chối Nghị quyết của Quốc hội Hoa Kỳ đề xuất bãi bỏ việc miễn thuế đối với các tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam, Malaysia, Campuchia và Thái Lan. Theo thống kê, Việt Nam chiếm gần 1/3 số lượng sản phẩm nhóm này xuất khẩu đi Mỹ, tiếp theo là Thái Lan, Malaysia và Campuchia.

Để làm rõ hơn cho quyết định trên của ông Biden, Panjiva Inc. (công ty dữ liệu thương mại toàn cầu có trụ sở tại New York) cung cấp số liệu cho thấy 4 nước Đông Nam Á này chiếm tới 79,3% lượng nhập khẩu tấm pin mặt trời của Mỹ trong quý 1/2023.

Những nhà sản xuất pin mặt trời lớn tại Việt Nam gồm First Solar của Mỹ cùng với Jinko Solar và Boviet Solar có vốn đầu tư của Trung Quốc.

Theo thông tin từ First Solar, tập đoàn đến nay đã đầu tư 830 triệu USD vào Việt Nam để sản xuất tại 2 nhà máy ở Củ Chi (TP.HCM). First Solar là công ty sản xuất các tấm pin mặt trời hàng đầu của Mỹ và cũng là một trong 3 công ty lớn nhất thế giới trong ngành.

Tầm cỡ như vậy nhưng First Solar chỉ có 3 trung tâm sản xuất là bang Ohio ở quê nhà, Kulim thuộc bang Kedah ở Malaysia và TP.HCM.

Đối với Jinko Solar, tỉnh Quảng Ninh trao giấy phép đầu tư cho dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam trị giá 1,5 tỷ USD của công ty Jinko Solar Việt Nam trong tháng 10/2023.

"Đại bàng" FDI rộng khắp, Việt Nam trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu- Ảnh 5.

Một dây chuyền sản xuất của Jinko Solar. Ảnh: Jinko Solar.

Lễ trao giấy phép là một phần trong sự kiện khởi động sản xuất dự án công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (vốn đầu tư hơn 750 triệu USD). Tính tổng cộng, vốn đầu tư của đại gia Trung Quốc này cho 2 dự án tại Quảng Ninh là 2,25 tỷ USD.

Với Boviet Solar, nổi bật của doanh nghiệp này là đã được Bloomberg New Energy Finance (BNEF) của Mỹ xếp hạng là nhà sản xuất tấm pin mặt trời cấp 1 (Tier 1). BNEF, công ty con của tập đoàn Bloomberg, là đơn vị chuyên nghiên cứu, đánh giá các lộ trình cho các ngành năng lượng sạch, giao thông, công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp. BNEF đã phát triển hệ thống phân cấp dựa trên khả năng được ngân hàng cho vay; theo đó danh sách Tier 1 của BNEF được thị trường biết tới là các nhà sản xuất tấm pin có tiếng và có độ tin cậy cao.

Boviet Solar đang vận hành 3 nhà máy tại Bắc Giang sản xuất tấm pin mặt trời để xuất khẩu sang châu Âu và Bắc Mỹ. Tháng 11/2023, công ty đề xuất với tỉnh Hải Dương về dự án đầu tư 120 triệu USD xây dựng 1 nhà máy sản xuất tấm tế bào quang điện tại TP. Chí Linh. Thời gian hoạt động của dự án kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư đến hết ngày 9/4/2058.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Dịch sởi tại TP.HCM tiếp tục diễn biến phức tạp

Dịch sởi tại TP.HCM tiếp tục diễn biến phức tạp

TP.HCM vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bé gái tử vong do mắc sởi. Trước tình hình đó, địa phương sẽ tiếp tục rà soát, đầy nhanh việc tiêm vaccine cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi để kiểm soát dịch sởi.

Bác kháng cáo, tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Bác kháng cáo, tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Bị cáo Trương Mỹ Lan tham gia nhiều hành vi phạm tội, một lúc phạm nhiều tội, xâm phạm nghiêm trọng tới hoạt động tài chính ngân hàng. Cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình là đúng người, đúng tội, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo này.

TP.HCM quyết tâm giải quyết các dự án tồn đọng trong tháng 12/2024

TP.HCM quyết tâm giải quyết các dự án tồn đọng trong tháng 12/2024

Ngày 3/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản ban hành thông báo phân công Thường trực UBND TP theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Tiêu thụ ô tô tăng 53%, sẽ ra sao không miễn 50% thuế trước bạ?

Tiêu thụ ô tô tăng 53%, sẽ ra sao không miễn 50% thuế trước bạ?

Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô trong nước ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên từ 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ xe.

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết 2025: Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết 2025: Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.