Nhiều tuyến đường từng rất đông khách uống bia như Hoàng Sa và Trường Sa dọc theo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Phạm Văn Đồng, Nơ Trang Long… giờ không còn tấp nập khách nữa. Nhiều mặt bằng đã được trả lại trong khi đa số các quán còn mở cửa đang cố chịu đựng nhưng không dám hy vọng sẽ trở lại được như xưa.
Với quy định nghiêm ngặt về nồng độ cồn của người tham gia giao thông, một người đã uống bia, rượu tối hôm trước vẫn có thể vi phạm vào sáng hôm sau, khi tự đi làm hay đi công việc.
Vì vậy, lượng bia rượu bị sụt giảm không chỉ tại các hàng quán mà còn tại các sự kiện, lễ lộc, cưới hỏi…
Sabeco, chủ thương hiệu Bia Sài Gòn với lịch sử hơn 100 năm, báo lãi sau thuế trong quý 3/2023 đạt 1.074 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ, là quý thứ tư liên tiếp Sabeco bị sụt giảm lợi nhuận âm.
Sau 3 quý, Sabeco báo cáo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 21.941 tỷ đồng và 3.288,5 tỷ đồng, giảm 12% và 25,7% so với cùng kỳ năm trước. Cho cả năm 2023, Sabeco đặt mục tiêu doanh thu thuần 40.272 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 5.775 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện trong năm 2022. Nhưng sau 3 quý đầu, "đại gia" bia này chỉ hoàn thành được 54,5% kế hoạch doanh thu và 57% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.
Trong các nguyên nhân được Sabeco nêu ra, công ty cho biết sức tiêu thụ bia yếu được lý giải là do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu đối với các sản phẩm không thiết yếu. Vì vậy, nhà sản xuất phải đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mại, chiết khấu…
Với Habeco, chủ thương hiệu Bia Hà Nội, doanh thu 3 quý đầu năm giảm gần 6,3% so với cùng kỳ năm trước, còn 5.632 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 291 tỉ đồng, giảm gần 39%.
Habeco cho biết nguyên nhân chủ yếu là tiêu thụ giảm sút. Sản lượng sản xuất trong 3 quý bằng 79% so với cùng kỳ, lượng tiêu thụ chỉ bằng 74% so với cùng kỳ. Ngược với đó, giá nguyên vật liệu chính như malt, gạo, đường tăng mạnh làm ảnh hưởng chi phí sản xuất và lợi nhuận.
Trong một phân tích ngành gần đây, bộ phận nghiên cứu SSI Research của Công ty Chứng khoán SSI dự báo tăng trưởng doanh thu của các công ty thực phẩm và đồ uống trong năm 2023 sẽ không cao.
SSI Research giữ quan điểm khá thận trọng về ngành bia trong năm 2023 do áp lực suy thoái kinh tế đối với sức mua của người tiêu dùng và chi phí đầu vào gia tăng.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), ngành bia đã có một thời gian dài chịu tác động của các biện pháp giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 và chịu thêm tác động từ các chính sách quản lý chuyên ngành và Nghị định 100 (về kiểm tra nồng độ cồn). Bên cạnh đó, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến giá nguyên liệu ngành bia tăng phi mã.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành đồ uống bị thiệt hại nặng nề, thị trường tiêu thụ giảm 20%-30%. Ngoài ra, sự bùng nổ của các thương hiệu bia nhập khẩu ở phân khúc cao cấp cũng ảnh hưởng đến thị phần của các doanh nghiệp bia trong nước vốn mạnh ở phân khúc trung bình.
Theo nhận định của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), 2019 (năm ngay trước khi dịch Covid-19 xuất hiện) là năm đỉnh cao của ngành đồ uống nói chung và bia nói riêng. Từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm ngành bia tăng trưởng 5%-6%/năm. Nếu tính theo tốc độ đó, đến 2022 ngành này phải tăng 20% so với năm 2019 nhưng thực tế, năm 2021 ngành bia giảm 10%-15%, năm 2022 giảm khoảng 5%-7% so với năm 2019.
Và trong năm 2023, thị trường bia lại rất chật vật như nói trên. "Ảm đạm" chính là từ được ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA, mô tả tình cảnh hiện nay của ngành.
Chính vì vậy, thời "hoàng kim" của ngành bia được nhìn nhận là đã chấm dứt. Quyết định mới đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) càng cho thấy ngành đã qua thời béo bở.
Ngày 5/12, WHO khuyến nghị các nước cần tăng thuế đối với các loại đồ uống có đường và có cồn vì WHO cho rằng hiện nay, quá ít quốc gia sử dụng các biện pháp thuế để khuyến khích xu hướng tiêu dùng lành mạnh hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết thuế trung bình của thế giới đối với những "sản phẩm không tốt cho sức khỏe" này đang ở mức thấp. Hiện nay, mỗi năm trái đất có 2,6 triệu người chết do liên quan đến sử dụng đồ uống có cồn và 8 triệu người tử vong do chế độ ăn không lành mạnh.
Theo WHO, hiện nay có 108 nước đang áp một số loại thuế đối với các sản phẩm đồ uống có đường nhưng trên toàn cầu, thuế tiêu thụ đặc biệt trung bình chỉ chiếm 6,6% giá các loại hàng này.
Do đó, WHO đề nghị cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại đồ uống có đường và có cồn. Việc đánh thuế như vậy sẽ giảm bớt việc sử dụng các sản phẩm này, đồng thời sẽ giúp các công ty tạo ra những sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe nhân loại.
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.