Thứ sáu, 22/11/2024

Nhiều thị trường tiềm năng đang chờ hàng Việt

20/03/2022 6:00 PM (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp Việt đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn phục hồi sau Covid-19. Cơ hội lớn tại nhiều thị trường tiềm năng đang chờ doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu

Trong tháng 3 này, Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Tomcare có trụ sở tại TP.HCM đã có đơn hàng xuất khẩu đưa 1.500 thùng tương ớt lên men các loại mang thương hiệu Chilica sang thị trường châu Âu. Đây là sản phẩm mà công ty phát triển trong hai năm qua. Tại thị trường trong nước, tương ớt lên men Chilica đã xuất hiện tại nhiều hệ thống siêu thị.

"Sản phẩm sẽ có mặt tại nhiều cửa hàng, siêu thị ở châu Âu nhưng vẫn giữ nguyên thương hiệu Việt", ông Nguyễn Thanh Hiền - Giám đốc Công ty Tomcare nói.

Từ đầu năm đến nay, ông Hiền đã và đang tham gia hàng loạt các chương trình kết nối để đưa hàng vào thị trường các nước. Ông cho biết ngoài đưa hàng vào các điểm bán lẻ trong nước, doanh nghiệp đang tăng cường tìm hiểu các thị trường để mang sản phẩm thương hiệu Việt ra quốc tế.

Nhiều thị trường tiềm năng đang chờ hàng Việt - Ảnh 1.

Bibica đang tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu. Ảnh: Hồng Phúc

Không chỉ doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu kết nối, đưa hàng xuất khẩu mà nhiều doanh nghiệp lớn cũng đẩy mạnh mở rộng thị trường. Đại diện Bibica - doanh nghiệp lớn về bánh kẹo, cho biết trong vài năm trở lại đây đã bắt đầu đẩy mạnh mảng xuất khẩu, bên cạnh tiêu dùng nội địa.

Hiện Bibica có khoảng 20 thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp đang tìm kiếm thêm một số thị trường mới. Mới đây, Bibica đã tham gia tìm hiểu nhu cầu của một số thị trường lớn như Ấn Độ và khu vực Trung Đông để đưa bánh kẹo sang các nước này.

Theo các doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu gần đây gặp nhiều khó khăn. Tác động của Covid-19, ảnh hưởng của cuộc chiến Nga - Ukraine nên một số thị trường gặp khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu tìm kiếm các thị trường thay thế hoặc mở rộng sang một số thị trường mới.

Nhiều thị trường tiềm năng đang chờ hàng Việt

TS Trần Quốc Hùng - CEO Viện Tài chính Quốc tế IIF (Washington DC) đánh giá Nga và Ukraine cung cấp khoảng 30% thị trường ngũ cốc thế giới. Khi giá lúa mì tăng sẽ kéo theo giá gạo tăng. 

Ông phân tích thêm, từ căng thẳng Nga - Ukraine, thị trường của các doanh nghiệp Việt có thể mở rộng hơn, nhất là với các nước châu Âu. Thị trường châu Âu đang mất nguồn cung do các lệnh trừng phạt Nga hoặc do người dân "tẩy chay" Nga thì họ sẽ tìm các thị trường thay thế. 

Việt Nam lại là nước có lợi thế về lúa gạo. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại thị trường châu Âu. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường.

Nhiều thị trường tiềm năng đang chờ hàng Việt - Ảnh 2.

Cơ hội lớn tại nhiều thị trường tiềm năng đang chờ doanh nghiệp Việt. Ảnh: Hồng Phúc

Ông Rajeev Singh - Tổng giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, nhận định rất nhiều lĩnh vực tại Ấn Độ có tiềm năng đầu tư, từ kỹ thuật, công nghiệp hỗ trợ, kỹ thuật số, thương mại điện tử, bán lẻ đến nông sản.

Cơ quan này sẽ là nơi thúc đẩy đầu tư, gồm các khoản đầu tư lớn và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

"Các doanh nghiệp tham gia sẽ được chúng tôi hỗ trợ, gồm hỗ trợ hiểu biết chính sách, xem xét đảm bảo việc thanh toán, đầu tư an toàn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp cả hai nước. Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cam kết sẽ làm việc, giúp đỡ các doanh nghiệp của cả hai nước hợp tác kinh doanh", ông Rajeev Singh nói.

Ông Ngô Toàn Thắng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Kuwait đánh giá cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường GCC (các quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh khu vực Trung Đông: Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Arab Saudi, Kuwait, Bahrain, Qatar và Oman) đang rộng mở với nhiều thuận lợi.

"Khối GCC có sức mua lớn, khả năng thanh toán cao do có nguồn tài chính dồi dào. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của GCC khá phù hợp với những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh và nhu cầu của Việt Nam, thuế nhập khẩu của khối GCC khá thấp", ông Thắng cho biết.

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM - ông Nguyễn Tuấn, nhận định hiện doanh nghiệp Việt nói chung và TP.HCM nói riêng còn thiếu thông tin, gặp phải rào cản về logistics và thanh toán quốc tế. Doanh nghiệp rất cần hỗ trợ từ các cơ quan tổ chức ngoại giao của Việt Nam tại khu vực, cũng như các cơ quan xúc tiến thương mại. 

Đơn vị này thời gian qua đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại và sắp tới sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, kết nối, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.