Theo Sở Công Thương TP.HCM, sở này và Sở Du lịch gần đây đã nghiên cứu các cách thức mới trong việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhằm đưa vào hoạt động du lịch, giới thiệu du khách.
Hai bên sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP vào các khách sạn 4 - 5 sao tại TP. Theo Sở Công Thương, tại các khách sạn 4 - 5 sao luôn có các quầy bán đặc sản đặc trưng của địa phương, các nước trên thế giới cũng vậy.
“Thời gian tới, 2 sở lựa chọn một số sản phẩm OCOP đưa vào các khách sạn trưng bày, giới thiệu du khách theo hình thức ký gửi”, đại diện Sở Công Thương TP.HCM cho biết.
Ngoài ra, theo kế hoạch, trong quý II/2024, TP.HCM cũng sẽ diễn ra hội chợ quốc tế quà tặng thủ công mỹ nghệ (Gift Show 2024). Đây là dịp quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng, đặc sản, sản phẩm OCOP của TP.HCM.
Sở Công Thương TP.HCM cũng cho biết thêm, Sở được giao thành lập không gian trưng bày sản phẩm OCOP của TP. Hiện, công tác cơ sở vật chất đã hoàn thành và dự kiến sẽ sớm vận hành trong quý này.
“Dự kiến, ngày 25/4, chúng tôi sẽ gửi thư mời cho doanh nghiệp, chủ sản phẩm OCOP trên địa bàn và các tỉnh, thành tham gia trưng bày miễn phí tại đây. Đây là không gian quy tụ sản phẩm OCOP. Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo làm bao bì, nhãn mác, kết nối tiêu thụ với các sàn thương mại điện tử”, đại diện Sở Công Thương TP.HCM nói thêm.
TP.HCM đang có 143 sản phẩm OCOP 3 - 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP thời gian qua, như mật dừa nước Vietnipa, khô cá dứa Cần Giờ, xoài cát Cần Giờ, cà phê nông sản Meet More, mật ong Xuân Nguyên, bột rau má Orama… được nhiều người tiêu dùng biết đến, xuất hiện trên quầy kệ nhiều siêu thị.
Dù vậy, ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, việc nhận diện các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của TP.HCM vẫn còn hạn chế.
Sở này và các bên liên quan đang thí điểm xây dựng thương hiệu cho nông sản Cần Giờ, sản phẩm OCOP tại Cần Giờ với mục tiêu nâng tầm thương hiệu, đưa đặc sản vào kênh phân phối uy tín, hướng tới trở thành quà tặng dành cho bạn bè, du khách khi đến TP.HCM.
Chương trình OCOP (viết tắt của One Commune One Product - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) bắt nguồn tại Nhật Bản từ những năm 1970. Đến nay, đã có hơn 40 nước học tập kinh nghiệm và triển khai thành công, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn.
Từ hiệu quả triển khai của các nước trên thế giới, Việt Nam triển khai Chương trình OCOP từ năm 2018 và chính thức trở thành chương trình quốc gia, giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu của chương trình là nhằm tìm kiếm những sản phẩm địa phương nhằm phát triển hiệu quả và bền vững kinh tế khu vực nông thôn.
Sản phẩm OCOP được xác định sẽ giúp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn nhằm phát triển kinh tế nông thôn trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chương trình OCOP cũng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, bảo tồn các giá trị văn hóa, góp phần xây dựng nông thôn bền vững tại các địa phương.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo rõ việc nghiên cứu, triển khai phương án đầu tư Cảng hàng không Côn Đảo.
TP.HCM đã đạt được độ bao phủ vaccine sởi hơn 95%. Kết quả này giúp kiểm soát dịch sởi ở thành phố, nhưng có thể xuất hiện chùm ca bệnh sởi ở nơi tỷ lệ tiêm thấp.
Quý 3 vừa qua, giá căn hộ chung cư mở bán mới tại TP.HCM trung bình giảm 12% xuống còn 68 triệu đồng/m2.
Một số hãng xe Trung Quốc cho thấy sự quyết tâm và nghiêm túc trong việc chinh phục thị trường Việt bằng các hành động xây dựng nhà máy, mở rộng đại lý phân phối sản phẩm và các linh kiện, phụ tùng.
Với thiết kế nhẹ nhàng, đa năng và thanh lịch, cardigan mỏng không chỉ giúp bạn giữ ấm mà còn nâng tầm phong cách của bạn lên một cấp độ mới.
Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) tiếp tục khuyến cáo người dân sử dụng camera giám sát đảm bảo quy chuẩn Việt Nam để được đảm bảo an toàn thông tin.