Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) TP.HCM mới tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị quyết khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố trong giai đoạn tới.
Một trong những điểm mới của dự thảo là các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) cũng là một trong những đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ lãi vay. Mức hỗ trợ lãi vay dành cho chủ thể sản xuất OCOP tối đa lên đến 100%.
Ngoài ra, chủ đầu tư khi thực hiện duy trì, phát triển sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 5 sao cũng sẽ được ngân sách thành phố hỗ trợ 80% lãi suất để mua giống, vật tư, thức ăn nhiên liệu, trả công cho người lao động.
Dự thảo dự kiến mức vay được hỗ trợ lãi vay được xác định theo quy mô đầu tư của phương án và quy định của tổ chức cho vay, nhưng không quá 200 tỷ đồng/phương án và không bao gồm các khoản thuế giá trị gia tăng được hoàn, được khấu trừ.
Lãi suất để tính hỗ trợ lãi vay là lãi suất huy động tiết kiệm bằng tiền đồng kỳ hạn 12 tháng bình quân của 4 ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố, gồm: Agribank chi nhánh TP.HCM, BIDV chi nhánh TP.HCM, Vietcombank chi nhánh TP.HCM và VietinBank chi nhánh TP.HCM công bố hàng tháng (loại trả lãi sau) cộng thêm 2%/năm.
Lãi suất này do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM thông báo hàng tháng theo quy định.
Mức lãi suất hỗ trợ lãi vay được quy định cụ thể cho từng đối tượng. Trong trường hợp lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất hỗ trợ theo quy định thì mức lãi suất hỗ trợ được tính tối đa bằng lãi suất cho vay.
Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị (còn gọi là chính sách hỗ trợ lãi vay) là cơ chế đặc thù của TP.HCM được triển khai thực hiện xuyên suốt từ năm 2006 đến nay.
Kết quả triển khai thực hiện chính sách này đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư trong nông nghiệp, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân.
Với dự thảo Nghị quyết khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn tới, chủ thể sản xuất OCOP là một trong những đối tượng mới được hưởng chính sách ưu đãi lãi vay của thành phố.
Chương trình OCOP được TP.HCM triển khai từ năm 2019, và bắt đầu có nhiều dấu ấn rõ nét từ năm 2021, với nhiều sản phẩm OCOP 4 sao chất lượng, đặc biệt như bột rau má, mật dừa nước, mật ong rừng sữa ong chúa, xoài cát Cần Giờ...
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.