Nhà máy sản xuất container Hòa Phát có tổng công suất 500.000 TEU/năm, tập trung các sản phẩm container phổ biến từ 20- 40 feet. Trong đó, giai đoạn 1 công suất 200.000 TEU/năm đã hoàn thành và đi vào hoạt động.
Với công suất này, Hòa Phát là nhà sản xuất vỏ container lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.
Hòa Phát tận dụng lợi thế nguyên vật liệu của chính mình sản xuất để làm container. Nguyên liệu chính cho sản xuất vỏ container là loại thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng thời tiết, là sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.
Vỏ container của Hòa Phát được thiết kế, sản xuất và thử nghiệm theo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong việc vận chuyển hàng hóa xuyên lục địa. Mỗi container được sản xuất ra đều được đánh mã số để quản lý. Logo Hòa Phát container được dán phía dưới cánh cửa bên phải, để dễ dàng nhận biết.
Ông Vũ Đức Sính, Giám đốc Công ty CP sản xuất container Hòa Phát, cho biết với lợi thế và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất thép, công ty cam kết cung cấp cho thị trường những sản phẩm container đáp ứng nhu cầu của ngành vận tải biển.
Tại buổi bàn giao lô 100 container đầu tiên cho đối tác, Hòa Phát cũng ký kết hợp đồng tiếp theo cùng Công ty New Way Lines, với số lượng 500 container loại 20 feet.
Dự kiến tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long sẽ đầu tư tiếp giai đoạn 2 để đạt tổng công suất 500.000 TEU/năm.
Khi hoàn thành giai đoạn 2, Nhà máy sản xuất container Hòa Phát có thể tiêu thụ 1 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC/năm cho Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, hoàn thiện chuỗi giá trị gia tăng trong hệ sinh thái sản xuất gang thép của Hòa Phát.
Đầu năm 2021, giữa bối cảnh thế giới chìm trong cơn khát container trầm trọng bởi đại dịch Covid, Tập đoàn Hòa Phát công bố sản xuất container. Tuy nhiên ở hiện tại, cơn khát này đã được giải và nhiều nơi còn có tình trạng dư thừa, do giá tàu biển đã quay về mức bình thường trước đại dịch.
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 mới đây, Chủ tịch Trần Đình Long vẫn lạc quan chia sẻ với cổ đông, rằng Hoà Phát không không vay nợ để làm dự án này, nên không quá vội vàng, có thể hiện tại không tốt nhưng lâu dài sẽ tốt.
Nguyên nhân khiến tỷ phú Trần Đình Long quyết định làm container là cuối tháng 3/2021, tàu chở hàng Ever Given do Evergreen Line vận hành, đang trên đường đến Rotterdam – Hà Lan thì bị mắc kẹt tại kênh đào Suez. Ever Given là con tàu chở hàng khổng lồ dài hơn 400m, nặng hơn 220.000 tấn và có sức chứa hơn 20.000 container.
Tại thời điểm mắc kẹt, tàu đang chở 18.300 container.
Đáng chú ý khi bị mắc kẹt, tàu ở vị thế xoay ngang "bịt" đường đi qua. Điều này khiến hàng trăm con tàu ở 2 đầu đã tắc nghẽn, hàng hóa không thể lưu thông.
Sự cố này cộng với đại dịch Covid-19 dẫn đến hệ lụy rất lớn là việc tồn đọng tàu, khiến vỏ container vỏ khan hiếm. Tình trạng thiếu hụt vỏ container rỗng căng thẳng suốt thời gian dài. Hòa Phát đã nhanh chóng "bắt trend" xây dựng nhà máy sản xuất vỏ container giữa thực tế Việt Nam chưa có doanh nghiệp sản xuất container đúng nghĩa, hầu hết chuyên về sửa chữa, cải tạo.
Tại Đại hội đồng cổ đông 2021, trả lời thắc mắc của cổ đông về việc đầu tư sản xuất container, ông Trần Đình Long khẳng định doanh nghiệp có nhiều yếu tố thuận lợi để làm container.
Điển hình thép chiếm tới 60% chi phí sản xuất container, và Hòa Phát làm được loại thép HRC đặc chủng kháng thời tiết. nhu cầu thị trường lại cao nên quyết định làm. Và nếu làm đúng mục tiêu 500.000 container thì tiêu thụ được lượng lớn thép của Dung Quất.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Công ty chứng khoán SSI đã nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước hơn 7,33 tỷ đồng. Đây là tổng số thuế bị truy thu, tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế cho năm 2022 và 2023.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.
Ông Alain Cany, doanh nhân người Pháp dày dạn kinh nghiệm tài chính và đầu tư vốn, vừa trở thành Chủ tịch HĐQT tại REE, công ty do bà Nguyễn Thị Mai Thanh sáng lập.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.