Trong báo cáo mới nhất ra đầu tháng 11/2024, IMF nhận định các nền kinh tế mới nổi ở châu Á là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu.
Trong khi các nước phát triển trông mong mức tăng trưởng 2%, một số nước đang phát triển ở châu Á đang thể hiện tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận, từ 3% đến 7%, theo IMF.
Việc tái cơ cấu chuỗi giá trị và thương mại toàn cầu cũng phần nào mang lại những lợi ích cho một số quốc gia châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, theo liệt kê của IMF. Tại châu Á, ASEAN gồm Việt Nam đang trỗi dậy và dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 4,5% trong năm nay do được hưởng lợi từ việc tổ chức lại các chuỗi logistics trong sản xuất công nghiệp.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP của Việt Nam dự kiến đạt 6,1% trong năm nay, thậm chí có thể đạt mức từ 6,8% đến 7% như kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Việt Nam đã ghi nhận kết quả tăng trưởng tốt nhất trong 2 năm qua, được thúc đẩy nhờ xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và sự gia tăng đầu tư nước ngoài.
Tháng 6/2024, tổ chức quốc tế này dự báo tăng trưởng năm nay của Việt Nam sẽ đạt gần 6%. Như vậy, IMF đã nâng dự báo của IMF trong tháng 11.
Đánh giá sau đợt tham vấn định kỳ kết thúc vào cuối tháng 8/2024, các chuyên gia của IMF nhận định: Kinh tế Việt Nam năm 2023 tăng trưởng 5% bất chấp nhiều thách thức nhờ các chính sách quyết liệt của Chính phủ. Tuy nhiên, những xáo động trong thị trường bất động sản, căng thẳng về tài chính và xuất khẩu giảm mạnh đã tác động tới nền kinh tế.
Từ cuối 2023, tăng trưởng bắt đầu phục hồi nhờ xuất khẩu và du lịch, cũng như chính sách tài khóa và tiền tệ được nới lỏng. Vì thế, IMF dự báo GDP Việt Nam năm nay sẽ tăng 6,1%.
Nhưng qua đợt đánh giá cuối tháng 8 vừa qua, IMF cho rằng các rủi ro với kinh tế Việt Nam vẫn cao. Tám tháng đầu năm nay, Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên 265 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam là nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Vì vậy, nếu tăng trưởng thương mại toàn cầu không như kỳ vọng do những cơn gió ngược rất mạnh như căng thẳng địa chính trị kéo dài hoặc tranh chấp thương mại quốc tế, xuất khẩu của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng.
Thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam không thuận lợi đã ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng và ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, IMF nhận định trong đánh giá này. Áp lực tỷ giá có thể kéo dài khi chính sách tiền tệ vẫn nới lỏng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tháng trước, đồng Việt Nam từng mất giá gần 5% so với USD từ đầu năm 2024. Đến đầu tháng 8, tỷ lệ này giảm còn 3,85%.
IMF nhận định Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh để ổn định vĩ mô khi quá trình phục hồi sau đại dịch gặp nhiều thách thức trong và ngoài nước. Quỹ cũng ghi nhận những nội dung tích cực như Việt Nam sửa đổi Luật Các tổ chức Tín dụng, ban hành Quy hoạch điện VIII (hướng về năng lượng tái tạo) và kế hoạch xây dựng Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để đạt mục tiêu về khí hậu và thúc đẩy an ninh năng lượng.
Đoàn công tác của IMF đã khuyến nghị Việt Nam cải cách sâu rộng hơn nữa và đảm bảo tăng trưởng xanh, toàn diện trong trung hạn. Đầu tư công và mở rộng an sinh xã hội cũng cần được đẩy mạnh. Khuôn khổ tài khóa, quy trình lập và tăng thu ngân sách trong trung hạn cần củng cố để hỗ trợ kế hoạch phát triển.
Đối với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, IMF cho rằng nên tiếp tục thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ và cần tiếp tục tăng sức chống chịu của hệ thống tài chính.
Phó Tổng Giám đốc Dương Văn Bắc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL) vừa được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc thay thế cho 1 doanh nhân Malaysia.
Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) tại TP.HCM bị đình chỉ hoạt động 12 tháng từ tháng 7/2024 vì không đảm bảo các yêu cầu về tài chính và giáo viên. Nhưng AISVN mới thông báo về dự kiến khai giảng vào tháng 1/2025.
Số vốn đầu tư rất lớn, tới hơn 39 tỷ USD, sẽ cần cho TP.HCM hoàn thành 183km đường sắt đô thị vào năm 2035.
Với bảng giá đất điều chỉnh, các tuyến đường tại TP.HCM sẽ có mức giá mới tăng 4-38 lần. Trong đó, một số khu vực như huyện Hóc Môn có mức giá tăng đột biến.
Các cửa hàng thời trang, chợ truyền thống vắng vẻ vì người tiêu dùng có xu hướng mua hàng Trung Quốc qua các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Các doanh nghiệp may mặc cũng than trời trước làn sóng hàng siêu rẻ này.
Hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay đang sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, đóng nhiều loại thuế GTGT khác nhau. Vì vậy, nội dung của Khoản 3, Điều 15 trong Dự thảo sửa đổi Luật thuế GTGT là rất bất cập, tạo ra sự không công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề