Thứ tư, 04/12/2024

Cảng thông minh của miền Nam làm gì để 'thông minh'?

31/10/2024 1:58 PM (GMT+7)

Cảng Gemalink trong cụm cảng Cái Mép - Thị Vải ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thiết kế là cảng thông minh, giúp Việt Nam tăng sức cạnh tranh trên thị trường logistics quốc tế cạnh tranh khốc liệt.

"Khi 1 siêu tàu container quốc tế với sức chở hơn 24.000 container vào cảng của bạn, bạn thử hình dung: Nếu cảng không đủ thông minh, khả năng phục vụ sẽ ra sao?", ông Cao Hồng Phong, Phó Tổng Giám đốc Gemalink, nói tại Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2- năm 2024 diễn ra tại TP.HCM hôm nay 31/10.

Ông Phong chọn chủ đề "cảng thông minh" (smart port) để trình bày tại hội nghị vì chủ đề của sự kiện là "Chuyển đổi để bứt phá". Hội nghị do báo Đầu tư tổ chức dưới sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cảng thông minh của miền Nam làm gì để 'thông minh'?- Ảnh 1.

Ông Cao Hồng Phong, Phó Tổng Giám đốc Gemalink, tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2024 ngày 31/10 ở TP.HCM. Ảnh: T. Tao

Cuối tháng 3/2023, Cảng Gemalink đón siêu tàu container có tên OOCL Spain của hãng tàu OOCL với sức chở 24.188 TEU (tương đương 24.188 container loại 20 feet) trên chuyến hành trình đầu tiên kết nối Á-Âu. Sự kiện "đình đám" này càng ghi tên Gemalink và cụm Cái Mép - Thị Vải tại thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, đậm thêm lên bản đồ hàng hải của các hãng tàu quốc tế.

Tại hội nghị hôm nay, ông Phong mô tả kích thước của chiếc tàu container lớn nhất thế giới: "Chiều dài 400m, nghĩa là gấp 4 lần mặt sân bóng đá của sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Tàu cao tới 22 tầng. Thiết kế thông minh của cảng chúng tôi bảo đảm để làm hàng cho con tàu này".

Con tàu cũng vừa được xuất xưởng giữa tháng 2 năm ngoái, nghĩa là trước ngày đến Cái Mép khoảng 6 tuần. Cục Vận chuyển Hoa Kỳ (ABS) đã trao 3 chứng nhận "tàu thông minh" (smart ship)" cho siêu tàu này, và tính tới lúc đó, nó là tàu container lớn nhất cập vào hệ thống cảng Việt Nam.

Như vậy, "tàu thông minh" đã chọn "cảng thông minh" để vào. Tuy nhiên, ông Phong cũng nhấn mạnh đến việc các doanh nghiệp khác có liên quan trong lĩnh vực này phải áp dụng công nghệ tiên tiến thì cả ngành logistics Việt Nam mới có thể "bức phá" được như chủ đề của hội nghị nêu ra.

Phó Tổng Giám đốc Gemalink nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động khai thác cảng và trong ngành logistics không chỉ là xu hướng của ngành mà còn là yếu tố sống còn để các doanh nghiệp phát triển bền vững. Số hóa và tự động hóa đóng vai trò then chốt, mang lại hiệu quả vượt trội, tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và đóng góp vào tiến trình phát triển chung của cả nước.

"Hiệu quả đầu tư có nghĩa là khi chi ra 100 đồng thì phải mang về hơn 100 đồng. Cảng thông minh hay chuyển đổi số là công việc mới mẻ, là một quá trình rất dài và liên tục", ông chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn với hội nghị.

Đi vào các chi tiết của Gemalink (liên doanh giữa tập đoàn Gemadept Việt Nam và CMA Terminals của Pháp), đại diện Gemalink cho biết thông qua hệ thống phần mềm, toàn bộ thông tin, dữ liệu trong quá trình vận hành cẩu sẽ được truyền trực tiếp về Trung tâm vận hành Cảng, bảo đảm việc kiểm soát đến từng vị trí container trên bãi, qua đó hoạt động khai thác cảng trở nên đồng bộ nhịp nhàng.

Cảng thông minh của miền Nam làm gì để 'thông minh'?- Ảnh 3.

Siêu tàu OOCL Spain với sức chở hơn 24.000 TEU cập Cảng Gemalink (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) ngày 30/3/2023. Ảnh: Tr. Ngân

Về quá trình chuyển đổi xanh, là quá trình đầy thách thức nhưng toàn cầu đang chạy đua thực hiện để hướng tới Net Zero cho cả hành tinh, ông Phong nói Tập đoàn Gemadept đã thành lập Ban ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp. 

Ban này thống kê phát thải khí nhà kính tại các cảng của Gemadept hàng năm, xây dựng lộ trình giảm phát thải, phát triển cảng xanh, đầu tư trang thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường; chuyển đổi sử dụng điện thay thế cho dầu diesel, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo; thực hiện các sáng kiến trồng rừng và triển khai các chuẩn mực quốc tế trong vận hành, khai thác…

Không cần kể hết các hoạt động trong chuyển đổi xanh cũng hiểu được rằng đây là hành trình nhiều gian nan trong nhiều năm và sẽ tốn nhiều chi phí. Nhưng nếu không chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI thì ngành logistics Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với khu vực và thế giới, theo ý kiến của nhiều đại biểu tại hội nghị hôm nay.

Tháng 6/2024, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải được Ngân hàng Thế giới và hãng xếp hạng quốc tế S&P Global xếp thứ 7 thế giới về chỉ số hoạt động cảng container (CPPI - Container Port Performance Index). Vị trí này trên cả Yokohama Nhật Bản (thứ 9), Hồng Kông (thứ 15) và Singapore (đứng 17). Vào năm 2023, Cái Mép - Thị Vải đứng thứ 12.

Tọa lạc tại thị xã Phú Mỹ, Cái Mép - Thị Vải nằm dọc bờ sông Thị Vải và chỉ cách TP.HCM trong vòng chưa đầy 2 giờ theo đường bộ, khoảng 60km. Cụm này gồm các cảng quốc tế như Gemalink, cảng CMIT, TCIT, TCCT, cảng SP-PSA, cảng SITV và cảng container Cái Mép. Thị xã Phú Mỹ dự kiến sẽ trở thành thành phố Phú Mỹ trực thuộc tỉnh vào năm 2025.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Dịch sởi tại TP.HCM tiếp tục diễn biến phức tạp

Dịch sởi tại TP.HCM tiếp tục diễn biến phức tạp

TP.HCM vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bé gái tử vong do mắc sởi. Trước tình hình đó, địa phương sẽ tiếp tục rà soát, đầy nhanh việc tiêm vaccine cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi để kiểm soát dịch sởi.

Bác kháng cáo, tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Bác kháng cáo, tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Bị cáo Trương Mỹ Lan tham gia nhiều hành vi phạm tội, một lúc phạm nhiều tội, xâm phạm nghiêm trọng tới hoạt động tài chính ngân hàng. Cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình là đúng người, đúng tội, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo này.

TP.HCM quyết tâm giải quyết các dự án tồn đọng trong tháng 12/2024

TP.HCM quyết tâm giải quyết các dự án tồn đọng trong tháng 12/2024

Ngày 3/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản ban hành thông báo phân công Thường trực UBND TP theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Tiêu thụ ô tô tăng 53%, sẽ ra sao không miễn 50% thuế trước bạ?

Tiêu thụ ô tô tăng 53%, sẽ ra sao không miễn 50% thuế trước bạ?

Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô trong nước ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên từ 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ xe.

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết 2025: Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết 2025: Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.