Thứ năm, 21/11/2024

Nhận diện các thách thức đặt ra với logistics Việt Nam trong giai đoạn mới

30/10/2024 2:37 PM (GMT+7)

Logistics là lĩnh vực đang phát triển sôi động tại Việt Nam nhưng không ít doanh nghiệp nội địa đang đối diện sức ép cạnh tranh lớn từ khu vực và thế giới, nhất là phát triển xanh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và chuyển đổi số.

Singapore là một ví dụ điển hình cho thành công trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Tuy là quốc đảo nhưng Singapore được biết đến là một trong những quốc gia tiên tiến nhất thế giới trong lĩnh vực logistics. Singapore này được xem là hình mẫu trong quy hoạch, đầu tư và khai thác phát triển ngành dịch vụ logistics của tầm khu vực và thế giới.

"Siêu cảng Việt Nam" giúp kết nối mạng lưới logistics Đông Nam Á

Theo Ngân hàng Thế giới- World Bank, Việt Nam đứng thứ 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (LPI) 2023. Đứng vị trí số 1 trong bảng này là Singapore.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), hiện chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8-17% GDP, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung là 10,6% của thế giới. Trong khu vực ASEAN, chi phí logistics Việt Nam cao hơn các nước Singapore (đang ở mức 8,5%), Malaysia (13%) và Thái Lan (15,5%).

Hiện nay, Tập đoàn YCH từ Singapore và T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển (Hà Nội) đang cùng triển khai dự án "ICD Vĩnh Phúc - Việt Nam SuperPort" với vốn đầu tư hơn 200 triệu USD ở Vĩnh Phúc gần với Hà Nội.

Nhận diện các thách thức đặt ra với logistics Việt Nam trong giai đoạn mới - Ảnh 1.

Hình phối cảnh dự án ICD Vĩnh Phúc - Việt Nam SuperPort. Nguồn: T&T Group

Công ty thực hiện dự án được mang tên T&Y SuperPort Vĩnh Phúc, viết tắt T&Y, là liên doanh giữa YCH và T&T. Theo ông Yap Kwong Weng, CEO của liên doanh, dự án sẽ tích hợp các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) đã được triển khai thành công tại dự án "Thành phố Chuỗi cung ứng" (Supply Chain City - SCC) ở Singapore mà YCH đã phát triển thành công.

Theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, logistics là 1 trong 8 ngành cần được ưu tiên chuyển đổi số trước.

Điển hình là hệ thống lưu trữ và lấy hàng tự động (ASRS), xe dẫn đường tự động điều hướng (AGV), hệ thống quản lý tồn kho bằng drone (thiết bị bay điều khiển bằng sóng radio), robot di động tự động.

Theo tính toán của liên doanh T&Y, việc áp dụng công nghệ ASRS có thể tối ưu hóa không gian lưu trữ hàng hóa lên đến 7 lần và giảm thiểu 95% thời gian vận chuyển hàng hóa trong kho.

Ngoài ra, dùng drone và hệ thống camera cố định để kiểm soát hàng hóa sẽ giúp rút ngắn thời gian rất nhiều vì sẽ chỉ mất 12 phút để hoàn thành việc kiểm đếm; trong khi trước đó sẽ cần đến 2 người và phải mất tới 1 ngày để kiểm đếm hàng hóa của 1 phần kho có diện tích lớn.

Được biết, dự án Việt Nam SuperPort được kỳ vọng sẽ là góp phần giúp ngành logistics Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh. Việt Nam SuperPort chính là "siêu cảng" (dịch từ chữ super port) đầu tiên trong mạng lưới logistics thông minh ASEAN (ASLN) – là sáng kiến kinh tế của khối ASEAN nhằm kết nối logistics khu vực Đông Nam Á với mục tiêu hỗ trợ kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN năm 2025.

Do tầm quan trọng đó, dự án logistics đa phương thức này có diện tích lên đến 83 ha và sẽ kết nối 20 khu công nghiệp miền Bắc với các cảng biển và sân bay lớn, bao gồm Hải Phòng, Nội Bài, và kéo dài đến Vân Nam và Côn Minh (Trung Quốc).

Thách thức lớn cho doanh nghiệp logistics trong nước

Theo thống kê từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), hiện nay, chi phí logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành, từ 10-20%. Trong chi phí logistics, vận chuyển có tỷ lệ cao nhất khoảng, chiếm khoảng 60-80%. Do đó, việc tối ưu hóa chi phí vận chuyển không những giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, mà còn đóng góp đáng kể vào việc giảm lượng phát thải từ hoạt động vận chuyển.

Theo Tiến sĩ Trần Thị Thu Hương, Trưởng bộ môn logistics và chuỗi cung ứng (Trường đại học Thương mại), một khảo sát gần đây cho thất khoảng 66% doanh nghiệp logistics Việt Nam có mục tiêu xanh trong chiến lược phát triển kinh doanh.

Tuy nhiên, từ chiến lược đến thực tế triển khai vẫn còn khoảng cách lớn; chủ yếu là do kinh phí. Đa phần các công ty logistics nội địa là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn tài chính có giới hạn, vì vậy chuyển đổi xanh, ứng dụng số hóa hay trí tuệ nhân tạo AI thật sự là thách thức.

Một ví dụ dễ thấy trong chuyển đổi xanh là lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái của các trung tâm logistics và phân phối hàng hóa. Thay đổi này cũng phù hợp với chiến lược thực hiện Net Zero (trung hòa carbon) của Việt Nam đến năm 2050.

Nhận diện các thách thức đặt ra với logistics Việt Nam trong giai đoạn mới - Ảnh 2.

Cảng Quốc tế Long An, nơi đang đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Nguồn: Đồng Tâm Group

Ngoài ra, đầu tư vào công nghệ mới sẽ giảm mạnh chi phí cho ngành. Theo đại diện của Lazada Logistics Park (thuộc Lazada Group trong hệ sinh thái của người khổng lồ Alibaba từ Trung Quốc), trung tâm logistics này tại Khu công nghiệp Sóng Thần 1 - tỉnh Bình Dương đã đầu tư vào các công nghệ hiện đại; kết quả là hiệu quả hoạt động được nâng cao, chi phí nhân công thấp.

Lazada Logistics Park khai trương hoạt động tháng 3/2023 với tổng diện tích gần 2 ha. Trung tâm có khả năng xử lý tới 1 triệu bưu kiện mỗi ngày và mức độ tự động hóa lên đến 99% nhờ hệ thống công nghệ hiện đại gồm trí tuệ nhân tạo AI và Machine Learning (học máy). Trung tâm đã hỗ trợ Lazada đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao tại Việt Nam.

Theo Quyết định số 200 của Thủ tướng Chính phủ, một trong những nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 là "nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong quản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng nhằm đạt chất lượng dịch vụ logistics cao hơn".

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.