Trong tháng 6/2024, cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải được Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) và S&P Global Market Intelligence xếp thứ 7 thế giới về chỉ số CPPI (Container Port Performance Index – chỉ số hoạt động cảng container). Vị trí này trên cả Yokohama Nhật Bản (thứ 9), Hồng Kông (thứ 15), và Singapore (đứng 17).
Năm ngoái, Cái Mép - Thị Vải đứng thứ 12. Như vậy, hệ thống này đã nhảy lên 5 bậc trong vòng một năm.
Chỉ số CPPI được thế giới đánh giá dựa trên trên các yếu tố liên quan tới thời gian tàu vào luồng, cập cảng, năng suất bốc và dỡ hàng lên xuống cảng cùng tổng lượng hàng/chuyến, tàu rời cảng ra luồng. Ngoài ra, còn cả các yếu tố như tàu lớn, công nghệ thông tin, số hóa.
Tọa lạc tại thị xã Phú Mỹ, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải nằm dọc bờ sông Thị Vải và chỉ cách TP.HCM trong vòng chưa đầy 2 giờ theo đường bộ -- khoảng 60km. Cụm này gồm các cảng quốc tế như Gemalink của Gemadept ("đại gia" ngành logistics Việt Nam), cảng CMIT, TCIT, TCCT, cảng SP-PSA, cảng SITV và cảng container Cái Mép.
Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital, cho biết Gemadept (mã chứng khoán: GMD) đã có kế hoạch tăng gấp đôi số cầu cảng của công ty tại cụm Cái Mép - Thị Vải trong năm 2025.
Theo ông Kokalari, tổng công suất tại cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải dự kiến sẽ tăng hơn 10% vào năm tới.
Ngoài ra, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã quyết tâm phát triển và hiện đại hóa cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép-Thị Vải thành cảng trung chuyển lớn nhất cả nước, có tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Mai Ngọc Thuận, Tổ trưởng Tổ nghiên cứu Đề án cảng trung chuyển Cái Mép-Thị Vải, cho biết tại hội thảo về kế hoạch này ngày 15/5/2024: Thủ tướng Chính phủ quy hoạch Vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trong đó khẳng định vai trò của cụm cảng Cái Mép-Thị Vải không chỉ là cảng cửa ngõ của vùng Đông Nam Bộ, của cả nước mà còn là cảng biển đặc biệt cấp quốc gia.
Ông Thuận cho biết: "Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặt cụm cảng Cái Mép-Thị Vải vào vị thế trên để xây dựng đề án".
Cái Mép-Thị Vải chính thức được phép tiếp nhận siêu tàu container
Ngay trước hội thảo ngày 15/5, Bộ Giao thông Vận tải đã thông qua chủ trương cho Cảng container quốc tế Cái Mép (CMIT) do Công ty trách nhiệm hữu hạn Cảng quốc tế Cái Mép làm chủ đầu tư chính thức tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải.
DWT (Deadweight Tonnage) là thuật ngữ chỉ trọng tải toàn phần của tàu biển, được sử dụng để đo tổng năng lực vận tải của tàu thủy. Tổng năng lực vận tải chính là tổng khối lượng hàng hóa mà tàu có thể chở an toàn.
Cảng CMIT có độ sâu trước bến tối thiểu -16.5m với 600 m cầu bến và diện tích 48 ha; và công suất đạt hơn 1,1 triệu TEU. TEU là đơn vị đo lường trong vận tải container quốc tế, tương đương 1 container loại 20 feet.
Về trang thiết bị, CMIT có 6 cần cẩu bờ kích thước Super Post-Panamax (22+1 hàng container), thiết bị gắp dỡ container rỗng, thiết bị gắp dỡ container nặng, xe rơmooc chuyên dụng, 15 cẩu khung RTG và nhiều thiết bị khác
Trước đó, CMIT đã được Bộ Giao thông Vận tải cho phép thử nghiệm và gia hạn thử nghiệm tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT từ năm 2020 và được Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu container trọng tải 214.121 DWT giảm tải rời cảng CMIT.
Sau đó, Bộ cho phép cảng thử nghiệm đón tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải vảo, rời cảng. Giảm tải nghĩa là chở ít hơn con số cực đại nói trên.
Sự kiện tháng 10/2020
Chiều 25/10/2020, tàu Margrethe Maersk quốc tịch Đan Mạch cập cảng CMIT. Tàu này dài gần 400m, rộng 59m, có trọng tải 214.121 DWT và với sức chở lên đến 18.340 TEU. Đây là lần thứ hai siêu tàu container này cập cảng CMIT nhưng trước đó, vào tháng 2/2020, đã đi không tải.
Cập cảng CMIT tháng 10/2020, Margrethe Maersk chạy có tải; tàu đã bốc xếp khoảng 6.500 container lên tàu và sẽ tiếp tục hải trình đi Mỹ vào ngày 26/10.
Sự kiện này chính thức đưa tên Cái Mép - Thị Vải vào bản đồ hàng hải toàn cầu của các siêu tàu container.
Tiếp tục quá trình thử nghiệm sau đó, CMIT đã nhiều đón các siêu tàu container trọng tải trên 194.000 DWT đến 214.121 DWT an toàn.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.