Nhu cầu nhà giá rẻ, nhà ở xã hội của người lao động tại TP.HCM không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, số lượng dự án phát triển hiện nay không đủ cung ứng cho người thu nhập thấp.
Bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, cho biết theo khảo sát, giá nhà ở tại Việt Nam hiện cao hơn khoảng 20 lần so với thu nhập bình quân đầu người hàng năm, khiến người lao động ngày càng khó thực hiện giấc mơ an cư.
Để giải quyết điều này cần phải có các giải pháp tái cân bằng, cụ thể là phát triển nhà ở xã hội như một công cụ bảo đảm an sinh xã hội, và thúc đẩy tính bền vững của thị trường bất động sản.
Số liệu của Bộ Xây dựng cho thấy nhu cầu nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2030 là khoảng 2,6 triệu căn hộ. Trong đó, từ năm 2021 - 2025 là khoảng 1,3 triệu căn. Tuy nhiên, số nhà ở xã hội được đưa ra thị trường vẫn còn thấp.
Riêng tại TP.HCM, giai đoạn từ năm 2016 - 2020, thành phố hoàn thành đưa vào sử dụng 19 dự án nhà ở xã hội, tăng thêm 13,7 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, trong khi chỉ tiêu con số này phải là 18 triệu m2 sàn.
Thành phố đặt chỉ tiêu 2021-2025 sẽ tăng thêm 2,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Tuy nhiên đến nay, thành phố chưa làm được vì cả mặt thủ tục pháp lý, cơ chế ưu đãi đều rất khó khăn.
Vừa qua, UBND TP.HCM đã có kiến nghị Tổ công tác Thủ tướng tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến nhà ở tại địa phương.
Trong số 30 kiến nghị của UBND TP.HCM khi làm việc với Tổ công tác Thủ tướng vào cuối năm 2022, đến nay đã 18 nội dung kiến nghị được các bộ, ngành có ý kiến hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc. Ngoài ra,12 nội dung kiến nghị còn lại tiếp tục đề xuất.
Đáng chú ý, các Sở ngành đã bổ sung thêm 9 kiến nghị mới, nâng tổng số vướng mắc lên 21 nội dung. Trong đó, 4 vướng mắc liên quan đến nhà ở xã hội.
Cụ thể, TP.HCM chỉ ra các vướng mắc mới xoay quanh việc phát triển nhà ở xã hội, bao gồm: Về hướng dẫn xác định chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư hạ tầng kĩ thuật cùng các khoản chi phí hợp lí khác và việc phân bổ các chi phí này vào quỹ đất xây nhà ở xã hội khi chủ đầu tư nhà ở thương mại thực hiện bàn giao quỹ đất ở 20% cho nhà nước để phát triển nhà ở xã hội.
Vướng mắc tiếp theo là việc hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật về thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội, khi điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án. Vướng mắc thứ 3 là về suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Cuối cùng, việc hướng dẫn xác định thành viên của hộ gia đình để xét đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội.
UBND TP.HCM cho biết thời gian qua, việc phát triển nhà ở xã hội tại địa phương đang bị gặp 2 vướng mắc chính, ảnh hưởng tiến độ triển khai của 8 dự án.
Theo đó, quy định hiện nay Nhà nước sử dụng quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách, thì chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại phải đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật trước khi bàn giao quỹ đất này cho Nhà nước.
Sau đó, chủ đầu tư sẽ được hoàn trả chi phí bồi thường, chi phí đầu tư hạ tầng cho 20% quỹ đất này, hoặc cấn trừ vào nghĩa vụ tài chính phải nộp của dự án.
Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể thực hiện nội dung này để xác định cơ quan chủ trì thẩm định chi phí, giá trị đầu tư xây dựng, phương thức tiếp nhận quỹ đất và thanh toán…
UBND TP.HCM cho biết, 2 dự án đang gặp vướng mắc trên là Khu dân cư 28ha tại huyện Nhà Bè của chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Nhà Bè, và dự án khu dân cư thương mại 12,3ha tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh của chủ đầu tư là Công ty TNHH thương mại dịch vụ Huỳnh Thông.
Ngoài ra, vướng mắc thứ 2, lãnh đạo TP.HCM cho biết về hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội khi điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án. Thực tế, nhiều dự án đến nay chưa hoàn tất thủ tục đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án hết hiệu lực...
Hiện tại, 6 dự án nhà ở tại TP.HCM đang rơi vào vướng mắc này.
Bao gồm: Dự án khu chung cư cao tầng tại phường Trường Thạnh (TP.Thủ Đức) của chủ đầu tư Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Trường Tín. Dự án chung cư Tân Tạo, phường Tân Tạo A (quận Bình Tân) của chủ đầu tư Công ty Cổ phần đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo. Dự án khu nhà ở tại phường Long Trường, (TP.Thủ Đức) do Công ty CP bất động sản Tiến Phước làm chủ đầu tư.
Tiếp theo đó là dự án khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng, phường Sơn Kỳ (quận Tân Phú) của chủ đầu tư là Công ty CP Gamuda Land. Hay dự án khu căn hộ tại phường Bình Thuận (quận 7) do Công ty CP đầu tư bất động sản Hưng Lộc Phát làm chủ đầu tư. Dự án thứ 8 là khu Sài Gòn - Thới An (quận 12) của Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Sài Gòn 9 làm chủ đầu tư.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.