Thứ sáu, 22/11/2024

Khai hoang, sử dụng 40 năm, giật mình vì đất đã được bán

05/10/2023 10:50 PM (GMT+7)

Cất công khai hoang, sử dụng đất gần 40 năm, người phụ nữ ở Long An ngã ngửa khi biết mẹ chồng đã âm thầm đem hồ sơ đất chuyển nhượng.

Ngày 27/9, bà Phan Thị Kim Hồng (54 tuổi, quê Long An) cho biết đã gửi đơn đề nghị và kêu cứu khẩn cấp đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Cục thi hành án cùng các đơn vị liên quan, về việc tạm hoãn cưỡng chế thi hành án mảnh đất đang tranh chấp có nhà, diện tích 19.2023 m2 ở ấp 9, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, Long An, do đã có thông báo cưỡng chế vào ngày 22/9/2023 (hiện đã tạm hoãn chưa xác định ngày cưỡng chế).

Người phụ nữ ở Long An thẩn khiết cầu cứu vì bị cưỡng chế lấy đất do mình khai hoang - Ảnh 1.

Bà Phan Thị Kim Hồng (áo đỏ) mong muốn: "Cơ quan có thẩm quyền xem xét chỉ đạo tạm hoãn thi hành án bản án phúc thẩm số 85/2022/DS-PT ngày 25/4/2022 của TAND tỉnh Long An, để chờ kết quả cuối cùng về việc kháng nghị bản án theo quy định". Ảnh: Trí Viễn

Bà Hồng cho biết, mảnh đất đang chuẩn bị cưỡng chế do vợ chồng bà sử dụng hơn 40 năm qua. Nhờ công khai hoang, đóng thuế, mảnh đất mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vì để mẹ chồng đứng tên giấy tờ và mẹ chồng đã âm thầm chuyển nhượng, bà có nguy cơ mất trắng.

 "Tôi mong Chi cục Thi hành án huyện Bến Lức tạm hoãn cưỡng chế, để chờ tòa tối cao xem xét thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm vụ án theo quy định", bà Hồng nói.

Con khai khẩn, sản xuất 40 năm, mẹ âm thầm chuyển nhượng 

Theo nội dung vụ án, mảnh đất có diện tích 19.2023 m2 do bà Lử Thị Anh đứng tên quyền sử dụng đất. Bà Anh mua lại mảnh đất này của người khác (không có giấy tờ mua bán) trước năm 1978 và bỏ hoang, cỏ dại um tùm.

Người phụ nữ ở Long An thẩn khiết cầu cứu vì bị cưỡng chế lấy đất do mình khai hoang - Ảnh 2.

Một phần mảnh đất 19.2023 m2 do vợ chồng bà Hồng khai hoang có nguy cơ mất trắng khi xảy ra tranh chấp. Ảnh: Trí Viễn

Năm 1987, ông Lê Ngọc Phấn (con ruột bà Anh) kết hôn với bà Hồng. Hai người được bà Anh giao cho mảnh đất trên để khai hoang, canh tác. Hai vợ chồng bà Hồng trồng mía, lúa. Đến năm 1990 làm nhà ở quản lý đất, đến năm 1992 xây dựng máy xay xát lúa và xây dựng căn nhà kiên cố ở trên đất từ đó cho đến nay.

Năm 1997, ông Phấn đi kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất trên và để mẹ là bà Lử Thị Anh đứng tên (tại thời điểm đó bà Anh đứng chủ hộ, trong hộ gồm có các thành viên: Bà Anh, ông Phấn, bà Hồng và các con của ông Phấn và bà Hồng). 

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính) được bà Anh giao lại cho hai vợ chồng ông Phấn, bà Hồng lưu giữ và sử dụng để vay tiền ngân hàng phục vụ cho nhu cầu trồng mía.

Tuy nhiên, đến tháng 6/2006, bà Anh giấu vợ chồng ông Phấn đến Công an xã An Thạnh, huyện Bến Lức làm đơn mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa đất trên và xin cấp lại. Năm 2008, ông Phấn qua đời, bà Hồng tiếp tục quản lý, sử dụng thửa đất trên.

Tháng 2/2009, cũng theo nội dung bản án, bà Anh âm thầm chuyển nhượng mảnh đất này cho cháu ngoại là ông Đinh Văn Hưởng (46 tuổi, là con của chị gái ông Phấn, người phụ nữ này đã qua đời). Biết mẹ chồng sang tên đất cho ông Hưởng, bà Hồng đã làm đơn khiếu nại đến UBND huyện Bến Lức. Đồng thời, bà Hồng cho người khác thuê lại thửa đất trên 8 năm với giá 145 triệu đồng.

Năm 2014, bà Anh qua đời, bà Hồng làm đơn khiếu nại ông Hưởng tại UBND xã Lương Hòa (huyện Bến Lức), hai bên có hòa giải nhưng không thành. Bà Hồng đã nộp đơn kiện ông Hưởng ra TAND huyện Bến Lức, yêu cầu hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đất giữa bà Anh và ông Hưởng.

Ngày 22/11/2019, TAND huyện Bến Lức mở phiên tòa sơ thẩm "Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hủy sang tên, hợp đồng thuê đất". HĐXX không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Hồng, và cho rằng việc chuyển nhượng đất giữa bà Anh và ông Hưởng là đúng quy định pháp luật. 

Không chấp nhận bản bán, bà Hồng đã làm đơn yêu cầu xét xử phúc thẩm tại TAND tỉnh Long An.

Ở diễn biến tiếp, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 29/4/2020, TAND tỉnh Long An nhận định từ khi nhận đất từ bà Anh, hai vợ chồng bà Hồng đã có công khai hoang, cải tạo đất và quản lý. Chính đóng góp của hai người, mảnh đất này mới đủ điều kiện được cấp giấy và góp phần lớn làm nên giá trị đất như ngày nay.

HĐXX xác định một nửa phần đất này thuộc về bà Hồng. Cụ thể, tổng giá trị mảnh đất diện tích 19.2023m2, trị giá hơn 24 tỷ đồng, bà Hồng và ông Hưởng chia đều mỗi người một nửa. Riêng khoản đất có đường dây điện 110kv đi qua, được bồi thường hơn 1,3 tỷ đồng, hai bên tự thỏa thuận chia, nếu không thống nhất thì có thể khởi kiện thành vụ án khác.

Ông Đinh Văn Hưởng không chấp nhận bản án phúc thẩm và gửi đơn kháng nghị giám đốc thẩm tại TAND cấp cao TP.HCM. Phiên giám đốc thẩm diễn ra ngày 14/1/2021, HĐXX xét thấy ở hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm trước đó có nhiều điểm chưa làm rõ, nên quyết định hủy toàn bộ hai bản án trên. TAND cấp cao TP.HCM giao TAND huyện Bến Lức (tỉnh Long An) giải quyết lại vụ án.

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện

Tiếp đó, hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm do TAND huyện Bến Lức và TAND tỉnh Long An xét xử lần lượt vào ngày 15/11/2021 và 25/4/2022, HĐXX không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phan Thị Kim Hồng.

Như vậy, ông Đinh Văn Hưởng được toàn quyền sử dụng thửa đất 19.2023 m2. Ông Hưởng có trách nhiệm bồi thường khoản tiền mà bà Hồng trong quá trình khai hoang đã san lấp mặt bằng, làm tường rào và số tiền thiệt hại hoa màu do ảnh hưởng của đường dây điện 110kv đi qua.

Người phụ nữ ở Long An thẩn khiết cầu cứu vì bị cưỡng chế lấy đất do mình khai hoang - Ảnh 5.

Đơn xác nhận của ông Nguyễn Văn Xuân (nguyên Bí thư, Chủ tịch xã Lương Hòa), khẳng định mảnh đất 19.2023 m2 do vợ chồng bà Hồng canh tác, sử dụng cho đến nay. Đến hiện tại, khi trao đổi với phóng viên, ông Xuân vẫn giữ nguyên quan điểm, đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý giúp bà Hồng một bản án thấu tình, đạt lý. Ảnh: Trí Viễn

Bà Hồng cho rằng kết quả cuối cùng của bản án chưa thấu tình đạt lý. Thửa đất trên nhờ có vợ chồng bà khai hoang mới đủ điều kiện cấp sổ. Mẹ chồng biết bà đang giữ sổ nhưng khai gian dối bị mất. Cụ thể, tại báo cáo thanh tra số 08/BC-TTr ngày 3/4/2012 của Thanh tra huyện Bến Lức, ngày 3/2/2006, bà Anh có làm đơn cớ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được Công an xã An Thạnh (nơi cu trú) xác nhận.

Để khẳng định cơ sở vững chắc hơn về nguồn gốc mảnh đất này là do vợ chồng bà Hồng khai hoang, quản lý, sử dụng từ xưa đến hiện tại, có nhiều người làm chứng. 

Cụ thể, phóng viên đã có cuộc trao đổi với trưởng ấp 9, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An (gần nhà bà Hồng) là ông Nguyễn Văn Xuân (SN 1960, nguyên Bí thư, Chủ tịch xã Lương Hòa). Ông này khẳng định: "Đúng mảnh đất này do vợ chồng bà Hồng, ông Phấn khai hoang sử dụng mấy chục năm nay, không chỉ có tôi mà còn có những người bà con, hàng xóm xung quanh, chứng kiến, làm chứng…".

Theo ông Xuân, ông cùng với những người hàng xóm của bà Hồng đã cùng ký vào đơn kiến nghị tập thể gửi đến Chánh tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Ban Nội chính tỉnh ủy Long An vào ngày 28/7/2022, để minh chứng mảnh đất 19.2023m2 do chính vợ chồng bà Hồng khai hoang, sử dụng cho đến nay. Ông cũng khẳng định ông Hưởng không hề tham gia hay sử dụng mảnh đất này từ lúc vợ chồng bà Hồng khai hoang cho đến nay.

Trao đổi với phóng viên ngày 27/9, Chủ tịch UBND xã Lương Hòa cũng xác nhận: "Nguồn gốc mảnh đất theo tôi được biết đúng do vợ chồng bà Hồng khai hoang sử dụng đến hiện tại. Tuy nhiên mọi việc sau này phải đúng trình tự pháp luật, theo bản án của cơ quan chức năng…".

Trở lại câu chuyện với bà Hồng, bà mong muốn: "Cơ quan có thẩm quyền xem xét chỉ đạo tạm hoãn thi hành án bản án phúc thẩm số 85/2022/DS-PT ngày 25/4/2022 của TAND tỉnh Long An, để chờ kết quả cuối cùng về việc kháng nghị bản án theo quy định", bà Hồng nói và cho hay hiện đã làm đơn đề nghị tòa tối cao xem xét thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định.

Ngày 20/9, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bến Lức đã có văn bản thông báo đến Công an huyện Bến Lức, tỉnh Long An: Cục Thi hành án dân sự huyện Bến Lức hoãn ngày thi hành án chuyển quyền sử dụng đất đối với bà Phan Thị Kim Hồng, sinh năm 1969, địa chỉ: Số 191/1, ấp 1A, xã An Thạnh, huyện Bến Lức , tỉnh Long An.

Lý do: để đảm bảo việc cưỡng chế chuyển quyền sử dụng đất đối với bà Phan Thị Kim Hồng theo bản án Số 85/2022/DS-PT ngày 25/4/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An là an toàn, hợp pháp. Thời gian, địa điểm cưỡng bức chuyển quyền sử dụng đất đối với bà Phan Thị Kim Hồng sẽ được thông báo sau.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.