Theo một khảo sát mới của công ty nghiên cứu thị trường Mibrand, ở Việt Nam, tầng lớp thu nhập thấp và trung lưu đóng góp đáng kể trong các dịp đi đến quán cà phê, cả về tổng số dịp và tần suất trong tháng.
Trong đó, nhóm đi nhiều nhất là nhóm thu nhập thấp (từ 5-10 triệu đồng/tháng) và nhóm thu nhập từ 10-20 triệu đồng/tháng, tần suất 1-3 lần/tuần. Hai nhóm thu nhập này tập trung đông đảo các đối tượng người tiêu dùng trẻ.
Mibrand cho biết nhóm người tiêu dùng trẻ này rất mạnh tay chi tiêu cao cho các dịp thông thường (khoảng 80.000 đồng) nhưng lại rất dè dặt đối với các món đồ ăn thức uống đặc biệt.
Bên cạnh đó, họ thể hiện xu hướng ưa thích các quán cà phê mặt phố, quy mô quán nhỏ, với 51% người tiêu dùng phân khúc 5-10 triệu đồng và 53% sự lựa chọn của phân khúc 10-20 triệu đồng.
Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi xu hướng tiêu dùng trong năm 2024. Theo Mibrand, người tiêu dùng giờ đây có xu hướng lựa chọn những sản phẩm cao cấp hơn bởi họ có ý thức hơn về giá trị, và có mục đích cụ thể chi tiêu của mình.
Nhóm người tiêu dùng trẻ (18-30 tuổi) có sự đa dạng về đối tượng (nhân viên văn phòng, làm việc tự do, sinh viên. Họ đến quán cà phê với nhiều nhu cầu khác nhau như gặp gỡ, làm việc, học tập,…
Theo Mibrand, mặc dù đã có nhiều loại đồ uống mới du nhập thị trường Việt Nam nhưng cà phê vẫn chiếm vị trí quan trọng đối với người tiêu dùng.
Khảo sát khách hàng của Mibrand cho thấy 45% người tiêu dùng trẻ lựa chọn cà phê truyền thống và 39% lựa chọn cà phê pha máy.
Tuy nhiên, trà sữa vẫn chiếm tỉ lệ lựa chọn cao nhất, lên đến 49%, và các sản phẩm làm từ trà cũng chiếm tỉ lệ cao không kém.
Điều này phản ánh sự ưa chuộng của nhóm khách hàng trẻ đối với các thức uống ngọt, có hương vị đa dạng kèm theo sự thanh mát của trà.
Sự phân hóa về khẩu vị này cũng dần hình thành nên hai nhóm mô hình quán cà phê, bao gồm coffee-based (Highland, The Coffee House,…) và tea-based (Phúc Long, Katinat,…).
Hai mô hình này đều có sự tương đồng về cách thức tổ chức không gian và dịch vụ, nhưng có sự khác biệt rõ rệt về món “signature” cũng như định vị thương hiệu.
Theo NLĐO
Thời gian qua, giá thuê bất động sản bán lẻ có xu hướng tăng trưởng nhờ tình hình hoạt động tốt của các chuỗi thương hiệu F&B, trung tâm vui chơi trẻ em...
Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức dưới 1%, với nhiều gói trong đó chỉ có 1 đơn vị tham gia.
Công ty TNHH Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) thuộc THACO của ông Trần Bá Dương vừa đóng gói lô thiết bị xuất khẩu sang Khu liên hợp Snuol ở Campuchia. THILOGI dự kiến đến hết năm 2024 sẽ vận chuyển xuyên biên giới hơn 38.000 con bò và gần 44.000 tấn thức ăn chăn nuôi.
Nhiều quỹ mở đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt hiệu suất cao hơn nhiều so "thước đo" VN-Index của thị trường. Đặc biệt, có quỹ ghi nhận cao gấp đôi mức tăng của VN-Index.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).