Gần đây, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688… đã tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa tiến hành đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương, thu hút sự chú ý lớn của người tiêu dùng tại Việt Nam và trở thành chủ đề nóng trên nhiều phương tiện truyền thông.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới, Bộ Công Thương đã triển khai quyết liệt hàng loạt các biện pháp trong thời gian qua.
Bộ đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành công điện về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Trong đó nghiên cứu, đề xuất ban hành luật chuyên ngành về thương mại điện tử nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới và sửa đổi Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế.
Đặc biệt, trước việc vi phạm trong thương mại điện tử xuyên biên giới của Temu, ngày 26/10, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký công văn 8598/BCT-TMĐT gửi các đơn vị thuộc Bộ về việc đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Trong đó, yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trong tháng 10/2024 phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung và các nền tảng như Temu, Shein, 1688… nói riêng.
Đặc biệt, tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thương mại điện tử.
Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phải phối hợp với các cơ quan liên quan của Văn phòng Chính phủ cập nhật tiến độ ban hành Công điện của Thủ tướng Chính phủ; Phối hợp với các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện. Thời gian thực hiện: theo tiến độ được giao trong công điện.
Bộ Công Thương cũng giao Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp đăng ký. Việc này sẽ được thực hiện thường xuyên.
Giao Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, có những biện pháp tuyên truyền kịp thời đến người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Trong tháng 11/2024, Vụ Thị trường trong nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá tác động đối với thị trường trong nước (nếu có) khi hàng hóa nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Theo báo Công Thương
Samsung vừa ra mắt mẫu smartphone mới nhất thuộc dòng Galaxy A có tên gọi Galaxy A16, với nhiều trang bị nổi bật như chống nước, pin lớn, màn hình tần số quét cao,…
Dự báo sản lượng hành khách sẽ tăng đột biến trong giai đoạn cao điểm Tết, ngành hàng không đã và đang xây dựng kế hoạch để chủ động phục vụ. Theo đó, nhiều sân bay sẽ tăng cường các chuyến bay đêm phục vụ khách.
UBND TP.HCM sẽ lập Tổ công tác để xử lý, gỡ vướng cho hơn 46.000 căn nhà ven sông, kênh rạch chưa được triển khai thực hiện, chưa có phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Nền kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số trong năm với tổng quy mô lên tới 36 tỷ USD, và thương mại điện tử là động lực chính cho kết quả này, theo 1 báo cáo kinh tế số mới nhất.
Báo cáo tài chính quý 3/2024 của 29 ngân hàng cho thấy tỷ lệ nợ xấu cao, trong đó đáng chủ ý là các ngân hàng TMCP, còn ngân hàng TMQD tỷ lệ nợ xấu lại khá thấp.
Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP, từ 25/12/2024, người dùng bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại, không xác thực thì đăng bài, không được bình luận trên mạng xã hội.