Theo Bloomberg, mỗi năm gã khổng lồ tìm kiếm Google lại đều đặn bỏ ra 500 triệu USD cho Mozilla - nhà phát triển trình duyệt Firefox, chỉ để đặt công cụ tìm kiếm của mình làm mặc định.
Đáng lưu ý, Google cũng có trình duyệt riêng của mình mang tên Chrome, và cả 2 đều là đối thủ của nhau trên thị trường trình duyệt web. Vậy lý do đằng sau hành động “nuôi” đối thủ của Google là gì.
Việc Mozilla với trình duyệt chỉ chiếm chưa đến 3% thị phần, và sống lay lắt nhờ tiền cứu trợ của Google, đã khiến nhiều chuyên gia nghi vấn. Về mặt kinh tế, việc Google thanh toán tiền cho đối thủ là không hề logic.
Được biệt là trong thời điểm trí thông minh nhân tạo (AI) đang được phát triển mạnh bởi Microsoft, với công cụ tìm kiếm Bing, việc Google đốt tiền lãng phí là điều bất hợp lý.
Bloomberg nhận định động thái chi tiền nuôi đối thủ của Google không hoàn toàn là bất thường trong ngành công nghệ, khi hãng cũng phải trả khoản tiền tương tự cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị iOS.
Tuy nhiên, các nhà chuyên gia lại cho rằng thỏa thuận với Mozilla không có ý nghĩa về mặt kinh tế. Động thái của Google có lẽ nhằm bảo hộ độc quyền trước con mắt của chính phủ Mỹ nhiều hơn là tìm kiếm lợi nhuận.
Nếu như trước đây Google đã phải chạy theo Internet Explorer, thì giờ Microsoft không còn là một đối thủ đáng lo ngại trên trường trình duyệt. Điều này khiến Google bị các nhà chức trách dòm ngó, khi gần như đang độc quyền thị trường béo bở này.
“Thật quá tiện lợi khi Google tài trợ cho một đối thủ phi lợi nhuận và không có khả năng cạnh tranh. Hãng làm vậy để không phải mang tiếng độc quyền”, Chris Messina, nhà thiết kế của Firefox nói với Bloomberg.
Việc Google duy trì cho một đối thủ sống lay lắt là điều không đáng ngạc nhiên. Động thái này vừa giúp hãng giữ thị trường trong tình trạng có vẻ như công bằng, vừa khiến Google và Chrome tiếp tục thống trị cả mảng công cụ tìm kiếm lẫn trình duyệt web mà không bị dòm ngó.
Mozilla - tổ chức phi lợi nhuận phát triển Firefox, lần đầu tiên giới thiệu trình duyệt web này vào năm 2004, cùng năm Google phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Cả Google và Mozilla khi đó đều muốn hạ bệ gã khổng lồ Internet Explorer của ông trùm Microsoft.
Google đã gửi các lập trình viên tới để phát triển Firefox, đồng thời giúp trình duyệt này chiếm tới 30% thị phần trình duyệt khi đó. Đáp trả, Firefox đã đồng ý đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định của mình.
Đến nay, Google vẫn đang thống trị thị trường tìm kiếm. Tuy nhiên, công ty cũng chiếm luôn cả thị trường trình duyệt với Chrome. Theo công ty dữ liệu Statcounter, Google Chrome chiếm tới 2/3 thị trường trình duyệt toàn cầu. Trong khi đó, thị phần của Firefox chiếm chưa đến 3%.
Do đó, Mozilla đang lâm vào khủng hoảng, khi sản phẩm hàng đầu của mình là Firefox không kiếm được tiền. Ngoài ra, hãng cũng đang cố gắng phát triển một loạt các dự án và sản phẩm để tìm nguồn thu nhưng chưa có dự án nào đạt được thành công.
Tuy nhiên, vẫn phải còn rất lâu nữa Mozilla mới phá sản. Theo báo cáo tài chính mới nhất, hãng có tới hơn 1 tỷ USD dự trữ tiền mặt, và phần lớn trong số đó đến từ Google.
Cụ thể hơn, đây là số tiền công ty trả tiền cho Mozilla để Firefox đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định. Những khoản thanh toán này bắt đầu từ năm 2005, và đã tăng lên 50% trong 10 năm qua - lên tới hơn 450 triệu USD ở thời điểm hiện tại.
Google vẫn đều đặn rót tiền, ngay cả khi Firefox đang sống lay lắt với tổng số người dùng chỉ vỏn vẹn 362 triệu (so với 3,2 tỷ người dùng của Chrome). Vào năm 2021, các khoản này chiếm tới 83% doanh thu của Mozilla.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.