Thứ tư, 26/06/2024

Quận Bình Thạnh giành lại vỉa hè cho dân

27/05/2024 8:15 AM (GMT+7)

Cơ quan chức năng quận Bình Thạnh tăng cường ra quân, tuần tra chấn chỉnh vấn nạn buôn bán lấn chiếm lòng lề đường. Chỉ trong vài giờ, lực lượng tuần tra đã xử lý vài chục trường hợp vi phạm.

Phòng quản lý đô thị quận Bình Thạnh phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã tuần tra nhiều tuyến đường thuộc quận Bình Thạnh, TP.HCM nhằm xử lý, răn đe tình trạng hàng quán buôn bán lấn chiếm lòng lề đường.

Quận Bình Thạnh giành lại vỉa hè cho dân             - Ảnh 1.

Phòng quản lý đô thị quận Bình Thạnh cho biết tối 25/5, đoàn công tác đã xử lý thu giữ trên 20 bảng hiệu, gần 20 xe đẩy hàng rong vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường. Ảnh: Mạnh Tiến.

Khoảng 18h tối 25/5, lực lượng chức năng quận Bình Thạnh đã tuần tra tại các tuyến đường như Nguyễn Gia Trí, Điện Biện Phủ... Khi thấy có cơ quan chức năng, hai bên tuyến đường náo loạn bởi những cửa hàng buôn bán lấn chiếm lề đường đang tháo chạy, gây mất an toàn giao thông ngay giờ cao điểm.

Anh Hồ Cường, 23 tuổi, ngụ Bình Thạnh bức xúc: "Trên tuyến đường Nguyễn Gia Trí (D2) trên lề đường thì cửa hàng đặt bảng quảng cáo chắn lối đi bộ, dưới lòng đường thì xe bán đồ ăn lấn hết lối đi. Người đi bộ thường xuyên phải đi dưới lòng đường ngay giờ kẹt xe chiều tối mỗi ngày".

Theo đại diện Phòng quản lý đô thị quận Bình Thạnh cho hay, trong tháng 5, đơn vị đã tạm giữ gần 50 xe đẩy tự chế bán hàng rong vi phạm lấn chiếm lòng lề đường, gây cản trở giao thông.

Việc buôn bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè không chỉ ảnh hưởng đến an toàn giao thông mà còn xảy ra tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm và có trường hợp gây rối trật tự công cộng. Chị Quế Trân, 24 tuổi, ngụ Bình Thạnh bức xúc: "Lâu lâu, khu vực này còn xảy ra gây lộn, ồn ào, có trường hợp còn đánh nhau do tranh nhau vị trí bán đồ ăn vặt".

Quận Bình Thạnh giành lại vỉa hè cho dân             - Ảnh 2.

Một trường hợp vi phạm đang đẩy xe bán đồ ăn vặt “bỏ trốn” nhưng bị lực lượng chức năng ngăn cản, sau đó lập biên bản, tạm giữ dụng cụ bán hàng chờ xử phạt theo quy định. Ảnh: Mạnh Tiến

Quận Bình Thạnh giành lại vỉa hè cho dân             - Ảnh 3.

Sau 3h làm việc, gần 20 bảng hiệu lấn chiếm lề đường đã bị lực lượng chức năng quận Bình Thạnh tạm giữ. Ảnh: Mạnh Tiến

Quận Bình Thạnh giành lại vỉa hè cho dân             - Ảnh 4.

Gần 20 xe đẩy bán đồ ăn vặt đã bị tạm giữ sau khi lực lượng chức năng thực hiện tuần tra, xử lý ngày 25/5. Ảnh: Mạnh Tiến

Quận Bình Thạnh giành lại vỉa hè cho dân             - Ảnh 5.

Khoảng 17h45, sau khi bị lực lượng chức năng phát hiện vi phạm và tạm giữ phương tiện xe đẩy, chị N. cố gắng năn nỉ, lấy lý do chỉ bán ở đây ban ngày, sau 17h30 là dọn dẹp đi về. Ảnh: Mạnh Tiến

Quận Bình Thạnh giành lại vỉa hè cho dân             - Ảnh 6.

Trường hợp khác, cô M. cho biết đã từng bị thu giữ xe đẩy bán cá viên chiên vào ngày lễ 30/4-1/5, vừa mới bán lại được khoảng 1 tuần thì ngày 25/5 lại tiếp tục bị xử phạt. Ảnh: Mạnh Tiến

Quận Bình Thạnh giành lại vỉa hè cho dân             - Ảnh 7.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP tại Điều 12 có quy định có mức xử phạt, từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức trong trường hợp bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng trừ một số hành vi vi phạm được quy định ở mức xử lý khác. Ảnh Mạnh Tiến

Quận Bình Thạnh giành lại vỉa hè cho dân             - Ảnh 8.

Cũng trong Điều 12 này, đối với hành vi lấn sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Ảnh: Mạnh Tiến

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn


Đóng cửa nơi sản xuất nhỏ nhất, 'đại gia' bia vẫn còn nhà máy lớn nhất Đông Nam Á

Đóng cửa nơi sản xuất nhỏ nhất, 'đại gia' bia vẫn còn nhà máy lớn nhất Đông Nam Á

Heineken vừa mới tạm dừng hoạt động nhà máy bia Heineken Quảng Nam để tìm giải pháp tối ưu cho tài sản. Tập đoàn vẫn còn nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á với công suất xuất xưởng tới 12 triệu lon mỗi ngày.


Người dân TP.HCM “dễ thở” hơn nhờ có camera theo dõi, xử phạt đổ rác trộm

Người dân TP.HCM “dễ thở” hơn nhờ có camera theo dõi, xử phạt đổ rác trộm

Nhiều địa phương ở TP.HCM đã lắp hàng trăm camera theo dõi tình hình đổ rác trộm trên địa bàn mình sinh sống. Một người dân ngụ tại quận Phú Nhuận bày tỏ với phóng viên: “Nhiều tháng qua không khí trong lành hẳn lên, hết mất ăn mất ngủ vì suốt ngày đi rình người ta... đổ rác trộm".

Thêm nhiều đường bay, máy bay mới phục vụ hè

Thêm nhiều đường bay, máy bay mới phục vụ hè

Bước vào cao điểm hè, các hãng hàng không đang tích cực chạy đua mở đường bay, thuê tàu bay mới để tăng cường phục vụ hành khách.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi áp thuế GTGT 5% đối với phân bón

Chuyện gì sẽ xảy ra khi áp thuế GTGT 5% đối với phân bón

Theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế thì mặt hàng phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Hiện, Quốc hội đang xem xét đề xuất chuyển phân bón về diện chịu thuế GTGT với thuế suất 5%. Đang có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất này.

Kinh tế đồ uống và Euro 2024

Kinh tế đồ uống và Euro 2024

Lần gần nhất Đức đăng cai một giải bóng đá là World Cup 2006, giải đấu đó thành công rực rỡ về mọi mặt xã hội, kinh tế, dân sinh, được người Đức gọi là “câu chuyện cổ tích mùa hè”. Nhưng Euro 2024 này không được xem như “câu chuyện cổ tích mùa hè” như cách đây 18 năm.

Quản lý giết mổ: nỗi lo an toàn thực phẩm.

Quản lý giết mổ: nỗi lo an toàn thực phẩm.

73% cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên cả nước không được kiểm soát, dẫn đến nhiều sản phẩm chăn nuôi kém chất lượng được tuồng ra thị trường, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.