
Xiaomi tung ra xe SUV điện đầu tiên, có thể lái hơn 800km chỉ với một lần sạc
V.N (Theo CNN)
23/05/2025 4:47 PM (GMT+7)
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi ra mắt SUV điện và chip điện thoại tự thiết kế, thể hiện tham vọng vượt khỏi danh tiếng thiết bị giá rẻ. Việc mở rộng sang nhiều lĩnh vực như ô tô và chip cũng tượng trưng cho tham vọng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự phụ thuộc của đất nước vào công nghệ nước ngoài.
- Kimono cũ biến hóa thành giày thể thao, túi xách gây sốt ở Nhật Bản
- Mỹ đánh giá cao thiện chí của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng

Tổng giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập Lôi Quân đã công bố chiếc YU7, mẫu SUV đầu tiên của Xiaomi, cùng với Xring O1, con chip di động 3 nanomet có khả năng cạnh tranh với các chip cao cấp của Apple và Qualcomm, trong một sự kiện trực tuyến phát trực tiếp từ Bắc Kinh vào thứ Năm 22/5.
Chiếc SUV YU7, dự kiến sẽ ra mắt thị trường vào tháng 7, sẽ có phạm vi lái xe lên tới 835 km (518 dặm) chỉ với một lần sạc. Mẫu xe hàng đầu của hãng sẽ có thể tăng tốc từ 0 đến 100 km/giờ (62 dặm/giờ) chỉ trong hơn 3 giây - một chuẩn mực hiệu suất mà Lei cho biết vượt qua Model Y của Tesla và các mẫu xe tương đương của Porsche. Các mẫu xe tiêu chuẩn sẽ đi kèm với phần mềm hỗ trợ lái xe tiên tiến.
Sự kiện ra mắt này – đồng thời giới thiệu thêm các sản phẩm khác như máy tính bảng – diễn ra nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Xiaomi, đồng thời thể hiện sự thay đổi hình ảnh thương hiệu.
Việc Xiaomi mở rộng sang lĩnh vực ô tô và bán dẫn cũng phản ánh tham vọng lớn hơn của Bắc Kinh trong việc giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài then chốt.
Không có thông tin nào về giá bán hay thời gian mở đặt trước được chia sẻ trong buổi ra mắt. Trước đó, Lôi Quân từng viết trên mạng xã hội rằng Xiaomi sẽ tạm hoãn việc mở đặt trước và công bố giá cả.
Lĩnh vực xe điện của Xiaomi gần đây chịu sự giám sát chặt chẽ sau khi chiếc sedan SU7, mẫu EV đầu tiên của công ty, gặp tai nạn chết người trên đường cao tốc vào tháng 3 khiến 3 người thiệt mạng. Vụ việc làm dấy lên nghi ngờ về công nghệ tự lái của Xiaomi và khiến lượng đơn hàng sụt giảm trong tháng sau.
Lôi Quân cũng đã xác định bán dẫn là ưu tiên chiến lược. Ông cho biết công ty đã đầu tư 13,5 tỷ nhân dân tệ (1,87 tỷ USD) để phát triển chip Xring O1. Tương tự Apple và Nvidia, Xiaomi chỉ thiết kế chip và thuê TSMC – nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới – gia công.
Lei tuyên bố rằng chip Xring O1 vượt qua chip A18 Pro của Apple về nhiều chỉ số, bao gồm khả năng giữ mát tốt hơn trong khi chơi game nặng. Chip này sẽ được trang bị trên chiếc smartphone 15S Pro mới, có giá bán lẻ 5.499 nhân dân tệ (khoảng 764 USD).
Việc Xiaomi thiết kế thành công chip 3 nanomet đã giúp hãng vượt trước Huawei, đối thủ công nghệ lớn khác của Trung Quốc, trong bối cảnh Huawei vẫn đang vật lộn với chip trên 7 nanomet do các lệnh trừng phạt của Mỹ. Không giống Xiaomi, Huawei bị cấm hợp tác với TSMC. (Càng nhỏ nanomet, công nghệ sản xuất chip càng tiên tiến, mạnh mẽ và hiệu quả).
Đài truyền hình nhà nước CCTV đã gọi chip mới của Xiaomi là một “bước đột phá” trong một bài đăng trên mạng xã hội vào đầu tuần này.
Hiện tại, một số mẫu điện thoại Xiaomi vẫn sử dụng chip của Qualcomm và MediaTek, nhưng thông qua việc thiết kế chip riêng, công ty muốn giảm sự phụ thuộc này và học theo mô hình tích hợp phần cứng – phần mềm của Apple. Ngoài điện thoại thông minh, chip Xring sẽ được dùng cho các sản phẩm chủ lực khác như máy tính bảng.
"Không còn lựa chọn"
Quá trình phát triển chip riêng của Xiaomi đã được chuẩn bị trong nhiều năm.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội Trung Quốc vào thứ Hai, Lei tiết lộ Xiaomi bắt đầu nghiên cứu phát triển chip riêng từ năm 2014.
Tại buổi ra mắt, ông cho biết tính đến tháng 4 năm nay, công ty đã đầu tư 13,5 tỷ nhân dân tệ (1,87 tỷ USD) vào phát triển chip.
“Khi nói đến cuộc chiến về chip, chúng tôi không có lựa chọn nào khác,” ông nói.
Trong cùng bài đăng, Lei cho biết Xiaomi sẽ cam kết đầu tư ít nhất 50 tỷ nhân dân tệ (7 tỷ USD) trong vòng 10 năm tới để thúc đẩy việc phát triển chip. Riêng trong năm nay, công ty sẽ đầu tư tối thiểu 6 tỷ nhân dân tệ (833 triệu USD) với một nhóm 2.500 nhân sự R&D.
Trong một bình luận trên Nhân dân Nhật báo, Xiaomi được ca ngợi là minh chứng cho khả năng của các doanh nghiệp tư nhân trong việc "mở lối đi riêng" trong bối cảnh môi trường quốc tế phức tạp và biến động nhanh chóng.
"Trong năm qua, Xiaomi đã đạt được những bước đột phá trong các lĩnh vực như xe năng lượng mới và chip nội địa. Điều này chứng minh rằng, với quyết tâm và nỗ lực, không có ngọn núi nào là không thể vượt qua" - bài báo viết.
Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố chấm dứt sản xuất đồng penny
23/05/2025 4:47 PM
Kimono cũ biến hóa thành giày thể thao, túi xách gây sốt ở Nhật Bản
23/05/2025 4:47 PM
Hà Nội sắp khởi công cụm công nghiệp gần 160 tỷ đồng gần Vành đai 4, ngay chân cầu Hồng Hà
Hà Nội giao 60.000m² đất tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Đây là cụm công nghiệp có vị trí nằm ngay đường vành đai 4, chân cầu Hồng Hà sắp khởi công xây dựng.
Bật mí cách duy nhất giúp Đông Nam Á đẩy lùi 'cơn lũ' hàng giá rẻ Trung Quốc
Từ tủ gỗ đến quần áo, sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng giá rẻ Trung Quốc đang làm đảo lộn hoạt động kinh doanh và sinh kế tại Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra là điều gì đang chờ đợi phía trước và làm thế nào để Đông Nam Á có thể đẩy lùi 'cơn lũ' hàng hóa giá rẻ Trung Quốc?
TikTok có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu vì vi phạm quy định của EU
Ứng dụng truyền thông xã hội TikTok đã bị các cơ quan quản lý công nghệ EU buộc tội vì vi phạm các quy tắc về nội dung trực tuyến của EU, khiến chủ sở hữu ByteDance có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu.
Hai trường đại học hàng đầu Châu Á về tạo ra số người siêu giàu
Theo nghiên cứu của Altrata, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Thanh Hoa Trung Quốc là những trường đại học hàng đầu châu Á về đào tạo ra những cựu sinh viên siêu giàu.