Chè vỉa hè siêu rẻ vẫn đắt khách
Thời tiết oi bức khiến các món ăn giải khát như thạch, chè, tào phớ, trà sữa... nhanh chóng "lên ngôi". Nhiều quán chè nằm ngay ở vỉa hè, lề đường, không cần tủ kính hay biển hiệu hoành tráng mà chỉ cần vài chiếc thùng xốp với những cốc nhựa đựng chè thạch. Khiêm tốn là vậy nhưng các quán chè vỉa hè vẫn luôn tấp nập khách, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng.
Là những món ít ngọt, thanh mát hợp thời tiết, giá mỗi cốc chè thạch, chè thập cẩm, tào phớ trân châu... có giá bán chỉ khoảng 15.000 - 20.000 đồng. Ngoài các nguyên liệu quen thuộc để nấu chè như đỗ đen, đỗ xanh, lá thạch đen..., các quán chè vỉa hè sử dụng thêm nhiều thành phần khác để loại thức uống này thêm hấp dẫn, như chuối khô, dừa khô, nước cốt dừa, thạch rau câu, tinh dầu vani, tinh dầu chuối... Với các loại nguyên liệu này, chủ quán có thể dễ dàng mua tại các chợ đầu mối với mức giá siêu rẻ. Chẳng hạn, chuối khô thường có giá 70.000 đồng/kg, thạch rau câu loại đóng hộp 1kg chỉ khoảng 50.000 đồng, dừa khô khoảng 10.000 đồng/túi 5 lạng; tinh dầu vani, dầu chuối, tinh dầu nhài khoảng 3.000 đồng/lọ... Chưa kể đến các loại phẩm màu, hương liệu khác được cho vào để cốc chè thêm “bắt mắt”.
Điểm chung của các loại nguyên liệu này là “nhiều không”. Chúng được đóng gói trong các bao nilon không nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ, không hạn sử dụng, không niêm yết các thành phần, thậm chí... không tên. Chưa kể, các thực khách thưởng thức những cốc chè ngon, mát ngay tại vỉa hè đồng nghĩa với việc “hưởng” luôn khói bụi, nhất là vào giờ cao điểm, nhiều phương tiện lưu thông trên đường. Nhiều thùng xốp bán chè không được che đậy và nằm ngay trên hệ thống cống rãnh thoát nước. Các cốc chè ăn dở bị vứt ở gần đó, ruồi nhặng bâu đầy.
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Với việc sử dụng các loại nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, sử dụng phụ gia, phẩm màu không rõ nguồn gốc, những quán chè được bày bán trong mùa nắng nóng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Bởi đa phần đây là những quán chè được bán “di động” trên đường phố, không có đủ các thiết bị bảo quản như tủ quầy kính chống côn trùng, tủ lạnh...
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nhận định: Khả năng ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn đường phố tăng cao trong mùa nắng nóng. Có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Thứ nhất là khâu bảo quản thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến người dân bị ngộ độc thực phẩm khi ăn thức ăn đường phố vào mùa hè. Việc bày bán ngoài trời mà không che đậy hoặc che đậy không kỹ, không được bảo quản lạnh... đều khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, dính bụi bẩn đường phố.
Thứ hai, nhiệt độ vào mùa hè rất lý tưởng cho vi khuẩn phát triển mạnh. Chuyên gia nhận định, vi khuẩn phát triển trong nhiệt độ 37 - 40oC cao gấp 3 lần so với thời tiết bình thường. Thế nên, ngay cả khi được chế biến đúng cách, đảm bảo an toàn thực phẩm thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn có thể xảy ra.
Khi ở trong môi trường nắng nóng, vi khuẩn sinh sôi nhanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, chẳng hạn như vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột, tiêu chảy, vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn, vi khuẩn Shigella gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc đường ruột, vi khuẩn Staphylococcus Aureus gây mủ ở vết thương, vi khuẩn Vibrio Cholerae gây bệnh tả... Khi bị nhiễm khuẩn ở mức độ cao, dù có nấu chín, đun sôi cẩn thận cỡ nào thì độc tố vẫn còn và người dùng không tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Thứ ba, mùa hè là thời điểm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác, nước thải, sự phát triển mạnh của ruồi, nhặng, gián, muỗi... Các món ăn, đồ uống được bày bán trong môi trường đó không tránh khỏi bị hỏng, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Các chuyên gia y tế đều đưa lời khuyên, người dân không nên mua những loại thực phẩm như mực khô, bò khô, chè, hoa quả dầm... bày bán ở những nơi bụi bặm mà không có nắp đậy cẩn thận. Nên chọn mua thức ăn ở những địa chỉ quen thuộc, tin cậy... Đối với các quán ăn trên đường phố, chúng ta nên chọn mua thức ăn tại quán có dụng cụ bảo quản như tủ kính, các loại thực phẩm được bảo quản trong cốc, hộp sạch sẽ...
Ông Howard Lutnick, người vừa được Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ chọn làm Bộ trưởng Thương mại thời Trump 2.0, đang mạo hiểm nhảy vào lĩnh vực cho vay được hỗ trợ bằng tiền điện tử.
Robert Bosch, tập đoàn cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới, vừa thông báo sẽ giảm giờ làm và giảm lương của khoảng 10.000 nhân viên ở Đức trong bối cảnh ngành ô tô Đức đang phải chật vật cạnh tranh, điển hình là Volkswagen.
Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.
Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và nguyên chủ tịch HĐQT tại 1 ngân hàng, bị Viện Kiểm sát đề nghị tổng hình phạt 28-29 năm tù về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
Bà Nguyễn Thị Thơm, người đã có kinh nghiệm làm việc hơn 13 năm tại Tập đoàn 911, đã trở thành Chủ tịch HĐQT mới tại tập đoàn sau khi Chủ tịch HĐQT Lưu Đình Tuấn từ trần.