Năm nay, huyện Sông Mã có 6.650 ha/7.500 ha nhãn đang cho quả, tổng sản lượng ước đạt trên 70.000 tấn, tăng 10.000 tấn quả so với cùng kỳ năm 2022. Diện tích trồng nhãn tập trung chủ yếu tại những xã: Chiềng Khương, Chiềng Cang, Mường Hung, Chiềng Khoong, Nà Nghịu, Yên Hưng, Chiềng Sơ và Mường Lầm.
Lãnh đạo huyện Sông Mã cho biết, từ đầu năm, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch nhằm tiêu thụ hết sản lượng nhãn quả sản xuất trên địa bàn. Theo đó, sẽ xúc tiến thương mại vào các kênh phân phối lớn trên cả nước với sản lượng hơn 45.000 tấn. Đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài.
Đối với sản phẩm long nhãn, toàn huyện có 732 hộ với gần 3.000 lò chế biến nhãn đang tích cực hoạt động từ đầu vụ tới nay, công suất trung bình đạt 120kg long nhãn khô/ngày/hộ.
So với một số loại cây trồng khác, sản phẩm quả nhãn Sông Mã có thị trường tiềm năng, tuy nhiên cần đáp ứng các yêu cầu mang tính quốc tế. Do vậy, các hợp tác xã, hộ dân rất chú trọng áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm, như: VietGAP, hữu cơ, GlobalGAP, ISO 22000… nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Ông Trần Văn Lộc - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hưng Lộc, xã Chiềng Khương - chia sẻ: Đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, 100% thành viên hợp tác xã sử dụng các loại phân bón hữu cơ; liều lượng, ngày, giờ bón phân được ghi chép vào sổ theo dõi sản xuất. Trước đây, từ 70-85 quả nhãn đạt trọng lượng 1 kg, nay áp dụng kỹ thuật nên 1 kg bình quân từ 45-50 quả. Thời điểm này, cùng với thu hoạch quả tươi, các thành viên hợp tác xã cũng rà soát, đầu tư nâng cấp 6 lò sấy long nhãn.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây lượng thực kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả, đến nay, huyện Sông Mã có trên 7.500 ha cây nhãn, chủ yếu là giống nhãn T6 và nhãn miền thiết.
Nhãn Sông Mã quả to, vỏ mỏng, cùi dày và hương vị thơm ngọt. Vụ năm nay, các thương lái thu mua với giá từ 25 - 35 nghìn đồng/kg; những quả mẫu mã kém hơn được các lò sấy thu mua về làm long nhãn với giá 14 nghìn đồng/kg. Hiện nay, các xã, thị trấn đang tuyên truyền, vận động hợp tác xã, nông hộ thay dần lò sấy thủ công sang lò sấy hơi, nhiệt để tạo ra sản phẩm long nhãn có mẫu mã đẹp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhờ trồng nhãn, nhiều gia đình ở địa phương có thu nhập vài trăm triệu đồng/năm, một số hộ có thu nhập tới hàng tỷ đồng.
Không chỉ chú trọng riêng mặt hàng quả nhãn, những năm qua, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tỉnh Sơn La quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Toàn tỉnh có 5.917 ha diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương. Số lượng hợp tác xã nông nghiệp ngày càng tăng, với 785 hợp tác xã, trong đó có trên 30% hợp tác xã ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, nhà lưới, nhà kính, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt.
Hiện, toàn tỉnh Sơn La có 12 doanh nghiệp, hợp tác xã khoa học và công nghệ, 24 sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.