Trong suốt phiên hôm nay (22/2), nhóm bluechip trong rổ VN30 đều lình xình quanh tham chiếu rồi giảm điểm mạnh. Kết phiên giao dịch hôm nay, cả 30/30 mã trong rổ này đều nằm dưới tham chiếu.
Trong đó, những cái tên giảm hàng đầu như NVL giảm sàn -6,6% xuống 12.000 đồng, PDR giảm -6% xuống 11.000 đồng, PLX -5,9% xuống 38.200 đồng, VHM -5,8% xuống 42.600 đồng, SSI -5,6% xuống 19.300 đồng, GVR -5,2% xuống 14.550 đồng, VRE -5,1% xuống 28.100 đồng, TPB -5% xuống 23.500 đồng.
Các cổ phiếu khác như MSN, TCB, CTG, MWG, POW, VIB giảm từ 3% đến 3,7%, các mã VPB, VNM, VIC, ACB, STB, HDB, BID giảm từ 2% đến 2,7%, còn lại giảm từ 1% đến 1,9%.
Thanh khoản tốt nhất thuộc về HPG với 32,6 triệu đơn vị khớp lệnh, cổ phiếu này giảm 1,9%, tiếp theo là NVL với 27,1 triệu đơn vị, SSI khớp 24 triệu đơn vị, STB khớp 18,5 triệu đơn vị và VPB khớp gần 17 triệu đơn vị…
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cổ phiếu HQC ngược dòng thị trường và là cái tên ấn tượng nhất, khi tăng kịch trần +6,8% lên 3.460 đồng, khớp lệnh cao nhất toàn sàn với hơn 51 triệu đơn vị.
Sắc tím còn xuất hiện tại một số mã như TNT, AMD, TMT và YEG, trong đó, AMD khớp lệnh tốt nhất với hơn 2,74 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, một số gặp lực bán mạnh và giảm sàn như bất động sản SZC, TTB, KHG DRH, DXG và cổ phiếu HCM ở nhóm công ty chứng khoán.
Một số mã bất động sản, xây dựng khác cũng giảm mạnh như NLG -6,6% xuống 27.100 đồng, TDC -6,6% xuống 9.950 đồng, DIG -6,5% xuống 14.300 đồng, HPX -6,4% xuống 4.400 đồng, HTN -6,4% xuống 12.500 đồng, CRE -6,3% xuống 6.990 đồng, HDG -5,8% xuống 29.500 đồng…
Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán cũng bị bán tháo mạnh. Ngoài HCM giảm sàn, SSI -5,6%, CTS -6,3% xuống 13.400 đồng, VIX -5,6% xuống 7.030 đồng, VND -5,6% xuống 14.300 đồng, FTS -5,5% xuống 18.800 đồng, VCI -4,9% xuống 27.000 đồng, BSI -4,6%, APG -3,9%, TCB -3,9%, ORS -3,8%, VDS -2,5%...
Đóng cửa, sàn HoSE có 60 mã tăng và 364 mã giảm, VN-Index giảm 27,95 điểm (-2,58%), xuống 1.0543,28 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 814 triệu đơn vị, giá trị 12.736,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 47,3 triệu đơn vị, giá trị 1.076,2 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có nhịp hồi phục đáng chú ý khi bước vào phiên chiều và kéo chỉ số này vượt lên trên tham chiếu, tuy nhiên, lực bán cũng bất ngờ mạnh và dứt khoát sau đó đã khiến chỉ số này lao dốc nhanh và về mức thấp ngày khi đóng cửa.
Chốt phiên, sàn HNX có 61 mã tăng và 114 mã giảm, HNX-Index giảm 4,12 điểm (-1,93%), xuống 209,96 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 108,9 triệu đơn vị, giá trị 1.796 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,7 triệu đơn vị, giá trị 57,6 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index đóng cửa giảm 0,74 điểm (-0,94%), xuống 77,45 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 51,48 triệu đơn vị, giá trị 683,33 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 7 triệu đơn vị, giá trị 132,7 tỷ đồng.
Khối ngoại phiên này cũng bán ròng mạnh nhiều cổ phiếu bất động sản, ngân hàng khiến thị trường mất hẳn lực đỡ.
Cụ thể, họ bán trên sàn HoSE lên tới 1.288 tỷ đồng, trong khi mua 925,5 tỷ đồng. Chung quy, họ bán ròng 362,8 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774 tối hôm nay 27/11/2024 để yêu cầu các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Manchester City đã thua 5 trận liên tiếp trên các đấu trường từ trong nước ra châu Âu. Tưởng như họ rũ được vận rủi khi dẫn trước Feyenoord 3-0 ở trận Champions League đêm qua. Nhưng 3 bàn gỡ của Feyenoord từ phút 75 đến phút 89 đưa tỉ số về 3-3.
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tăng vốn điều lệ gấp đôi, lên gần 11.800 tỷ đồng, thông qua chào bán cổ phiếu riêng lẻ với hơn 617 triệu cổ phiếu.
Một sinh viên tại TP.HCM hiện nay có thể phải trả đến 4 triệu đồng mỗi tháng cho tiền phòng trọ, nếu nhà trọ thì giá còn cao hơn. Đáng chú ý, mức giá thuê nhà thấp nhất tại thành phố hiện cao nhất trong vòng 2 năm qua.
Cao điểm Tết sắp tới (vào tháng 1/2025), số lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất ở TP.HCM được dự báo sẽ tăng cao. Nhiều giải pháp để giảm tải áp lực cho sân bay đang được các đơn vị ưu tiên triển khai.
Thị trường M&A Việt Nam chuyên về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đang được ví như chiếc lò xo bị nén chặt để chờ thời cơ thuận lợi để bung ra, có thể trong năm 2025.